Tháng 3 năm 75, Ban mê Thuột thất thủ, một số chú quê ở Ban Mê bồn chồn vì không biết phải về đâu. Chỉ còn 2 tháng nữa là hết niên khóa nhưng các cha quyết định cho các chú về sớm vì tình hình càng ngày càng bi đát, Nha Trang đang hỗn loạn. Cây đàn Electone đầu tiên của Nha Trang được TCV Sao Biển mua về nhưng chưa có dịp trình diễn được mang ra để các chú thưởng thức lần cuối cùng trong thánh lễ. Đàn anh Lê đăng Ngôn được diễm phúc chơi cây đàn này và bản nhạc được chọn là “Hành trang tuổi trẻ” chắc để cây đàn phát huy được hệ thống có trống và dàn orchestra đệm theo, vốn rất xa lạ và mê hoặc với chúng tôi thời bấy giờ.
“Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời”… Tội thay, đó là lần cuối cùng chúng con gặp nhau.
Read more
Thưa Thầy, con kính mời Thầy nói vài lời mời đồng hương Phật tử đén tham dự lễ Phật Đản ở chùa Bảo Quang trong chương trình Cái nhà là nhà của ta hàng tuần Thầy nhé.
Thầy Quảng Thanh nhanh nhẹn nhận lời ngay :
– Tôi sẽ gọi vào.
Đó là chiều thứ tư Thầy gọi vào mời đồng hương tham dự đại lễ Phật Đản ở chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana và Thầy cũng mời luôn đồng hương đến tham dự nhận nguyệt san Trúc Lâm, dùng cơm chay từ lúc 4 giờ chiều, nghe nhạc đạo , nhạc thiền 5 giờ và đúng 6 giờ đại lễ Phật Đản bắt đầu.
Chiều cùng ngày, Thầy gọi tới và nói :
– Tôi không thể nói trên chương trình của chị chiều thứ sáu.
Tôi rất ngạc nhiên, vì mấy chục năm nay quen thầy khi thầy hứa điều gì thì không bao giờ thầy thực hành lời hứa của thầy.
Thầy nói tiếp :
– Tôi đang nằm bệnh viện.
Read more
“Ở đó tối hôm ấy, có cả những ông già bà cả, những người áo rách, tay thành chai. Ở đó tối ấy có cả một ông thủ tướng với mấy ông bộ trưởng ngồi lẫn vào đám đông chỉ lấy tư cách là dân một nước. Chúng tôi đã được nhìn rõ nét mặt trang nghiêm của mọi người yên lặng tưởng nhớ tới người xưa, trông nước mắt chảy giòng giòng trên những bộ mặt tươi tốt hay răn reo lúc kẻ nói chuyện tả lại bước đường cùng của mười ba người liệt sĩ. Tôi đã nghe thấy tiếng “Vạn tuế” đáp lại mười ba tiếng hô “Việt Nam” của cả một dân tộc, mười ba tiếng “Vạn tuế” hô lên để an ủi anh hồn mười ba liệt sĩ lúc hùng dũng bước lên đoạn đầu đài đã bị bàn tay thực dân bịt miệng, chỉ mới kịp kêu hai tiếng “Việt Nam”.
Read more
Thương thuyền trên sóng lênh đênh,
Bến bờ vọng tưởng, mông mênh sóng sầu.
Nhưng thôi trên quả địa cầu,
Nghiệp duyên một chuyến, đừng sầu bước đi.
Cõi đời sinh tử biệt ly,
Vui buồn một chuyến xin ghi tâm đầy.
Read more
Rượu vang mỗi ngày một ngấu và lý tưởng nhất là ở trong môi trường trong lành – có nghĩa là không có dưỡng khí (oxygen) - để tránh bị oxýt hóa làm hư rượu. Cái nút bấc là võ khí để không khí không lọt vào chai.
Ngày xưa, và đôi khi ngày nay, tùy theo lò rượu, người ta còn cẩn thận bao miệng chai bằng một lớp sáp, cũng chỉ cố tránh cho không khí lọt vào trong chai.
Trong cố gắng giữ cho rượu vang không bị hư, rượu vang thường được đặt nằm nghiêng để nút bấc không bị khô, luôn luôn nở bít chặt kín miệng chai.
Read more
Trong hầu hết các tác phẩm viết về Văn Học Sử Việt Nam, Nguyễn Du thường được xếp vào thời Nguyễn Sơ hay Tiền Bán Thế Kỷ 19. Sự sắp xếp này có lẽ đã được căn cứ vào thời gian nhà đại thi hào của chúng ta sáng tác Truyện Kiều sau chuyến ông đi sứ nước Tầu về, tức sau năm 1813.
Read more
Hai thằng bé con không hiểu lý do nào lại được gia đình đưa vào nội trú trong trường mấy bà sơ, trở thành con bà sơ từ đó; mà các sơ Mến thánh Giá Trinh Vương của Nha Trang thì lại “không hiền như Ma soeur" tí nào!
Cũng không nhớ hoàn cảnh nào đưa đẩy hai đứa trở nên thân thiết với nhau, 10 tuổi đã biết ngắm nghía, bình luận sắc đẹp cô trưởng lớp Kỳ thị ngọc Tuyết dễ thương nhưng lúc nào cũng tỏ ra vẻ đàn chị… có khi nàng còn dám thay các sơ để tắm cho lũ nhóc tì, quê ơi là quê!
Read more
Hôm nay 19 tháng 5, sinh nhật của một nhà thơ kiệt xuất trong văn học VN: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tản Đà sinh ngày 19 Tháng Năm, 1889, tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Ông tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông. Ông còn được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất. Ông cũng được đánh giá là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Read more
Thời gian qua, nhiều cái chết đến với các em VN trên xứ Nhật một cách dễ dàng quá. Nói không ngoa, hình như mình đang chết thay cho người bản xứ, nhất là ở cái ngành nghề xây dựng nguy hiểm. Mà để tìm đồng tiền, nhiều khi mình cũng không có sự lựa chọn nào khác. Cũng không thể nào kêu gọi chính phủ Nhật hay VN, không đưa các ngành nguy hiểm vào diện TTS hay lao động kỹ năng đặc thù, vì đó là chính sách kinh tế, lao động của họ; mình không đi cũng không ai bắt ép. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về ngôn ngữ và kỹ năng chúng ta sẽ tránh được ít nhiều rủi ro; điều này cần thêm sự quan tâm của nơi phải cử, của công ty quản lý, tiếp nhận.
Read more
Lụa vàng xuống núi rong chơi
Lá hoa hờn lẩy đất trời vào thu
Tàn cơn mộng úa phù du
Xác xơ gió cuốn mịt mù ngàn khơi
Read more
Trong tâm thức quần chúng thì Mẹ được nói nhiều, và ca tụng những đặc tính của mẹ, những việc mẹ làm cho con cái, cho đất nước, trong các ca dao tục ngữ, thơ văn thời xưa cũng như các bài hát về sau này:
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau”. Hay là “Mất cha ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá ngoài chợ”. Và mộc mạc nghèo nàn như “Mẹ Việt Nam không son không phấn, Mẹ Việt Nam chân lấm tay bùn”.
Read more
Chuyến xe làng cọc cạch thả tôi xuống ga gần trại. Tôi đi bộ vào, hai thằng bé chờ tôi trước cổng vì đã được liên lạc trước, bay tới ôm lấy tôi reo hò mừng rỡ như lâu ngày gặp người thân.
-Anh đưa em về sớm nhé, các cụ bên nhà lo khóc cả ngày… sợ tụi em sau này không còn khả năng cho các cụ cháu bồng!
Tôi hỏi thăm chúng:
-Mấy tháng ở đây gặp nhiều khó khăn lắm phải không?
Hai đứa nhanh nhẩu:
-Lúc đầu không quen nhưng gần đây có một bác Việt kiều y tá đến làm việc, giúp cho các cụ già nên tụi em cũng đỡ buồn. Để em giới thiệu cho anh, bác này hay lắm!
Read more
Ăn bún mọc thì nhớ đến tâm tình của những người làm chả. Chả mà dở thì tô bún chẳng vui, thành ra chả cũng phải ngon như nước mọc.
Viết đến đây tôi không đủ can đảm để viết tiếp. Đêm đã khuya, bụng thì đói cồn cào mà ngồi viết để nói về bún mọc qủa thật là một cực hình. Tôi ngừng bút nơi đây, trong nỗi niềm thương quê nhớ nước, nhớ bạn bè và nhớ bún mọc không nguôi.
Read more
Mẹ đã đi rồi mẹ đã đi
Gánh đời đặt xuống bước phân ly
Xa đời tục lụy vui với hạc
Thanh thản trời mây cánh chim di
Mẹ đã đi rồi giấy ngủ say
Tình mẹ bao la núi biển dài
Thống thiết nỗi sầu nào ai thấu!
Kịp nào đền đáp nghĩa tình sâu
Read more
Câu chuyện cuối: Ngày 11 tháng 3 năm 2011, loa cấp báo sóng thần đang đi vào ven biển Iwate. Các trường học sơ tán khẩn cấp. Trong lúc thập tử nhất sinh, hàng trăm em học sinh của một trường trung học cấp 2 phía trên cao đã chạy xuống trường tiểu học phía dưới mạn ven biển cách chừng 300m, để cứ từng đứa lớn, nắm tay một đứa nhỏ chạy ngược lên phía đồi cao, trước khi cơn sóng thần cao gần 30m ập vào xóa sổ.
Những đứa trẻ đó, sau này lớn lên, lúc nào nó cũng nhớ, nó đã được cứu, thì nó phải có bổn phận cống hiến lại cho đời. Dân tộc Nhật cứ vậy mà duy trì cái tinh thần sống thượng võ đã tiềm tàng trong con người của họ. Cho dù không phải là tất cả.
Những câu chuyện đó, tưởng rằng nó là sản phẩm đặc trưng của Nhật?
Read more
Cuộc sống lưu vong tình cờ đem đến cho cậu học trò trẻ ngày nào được thành bạn tâm tình của các thầy. Ngày ở trường y khoa các thầy cô như “mặt trời” cậu học trò chỉ giám nhìn và đứng xa nay được ngồi nghe được thầy cô cầm tay tâm sự. Tôi đã viết nhiều bài về trường y khoa đại học Sàigòn, về bệnh viện Bình Dân, về thầy tôi GS Đào Đức Hoành và các GS Phạm Biểu Tâm, Trần Ngọc Ninh cùng nhắc lại các thầy cô khác trong hai giới giáo sư già và trẻ của trường y khoa Sàigòn trước 1975. Trong các thầy cô già nay chỉ còn giáo sư Trần Ngọc Ninh 97 tuổi và giáo sư Vũ Thị Thoa 93 tuổi, các thầy trẻ nay còn GS Đào Hữu Anh, Vũ Quý Đài, Nguyễn Khắc Minh và Bùi Duy Tâm (học cùng lớp năm nay 86 tuổi).
Read more
Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng vì cách mạng và hệ quả của nó có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của dân tộc, theo chiều hướng đi xuống, nhất là khi cách mạng không bắt nguồn từ truyền thống và tư duy của chính dân tộc mình.
Read more
-Mày cho ý kiến, tao phải làm sao bây giờ? Bảo lãnh vợ con qua sống hay về uýnh tụi độc tài cộng sản?
Tôi sững sờ, anh đã từng bị thương tật ở chân thời còn trong quân ngũ, từng là một thiếu úy nên cũng phải đi cải tạo. Anh đã làm tất cả bổn phận của một người trai đối với tổ quốc và bây giờ là lúc anh cần dành trách nhiệm cho gia đình.
Nhưng cuối cùng Lâm Thao ra đi. Anh đặt nợ nước trên tình nhà. Tôi nợ anh, nợ những con người gần gũi như anh và xa hơn nữa là những anh hùng đã lấy cái chết hào hùng để đền nợ nước.
Read more
4 năm rồi, chắc hắn đã thay đổi nhiều và vẫn còn đang bận rộn với đại cuộc giải phóng đất nước. Tôi viết vài lời về hắn, người bạn mà tôi hết lòng kính mến mà giờ đây đang củng với mọi người làm nhiệm vụ của một người trai nước Việt. Tôi không biết phải viết gì thêm, chỉ biết rằng trong chiến khu nếu hắn có đọc được những giòng chữ này hãy nhớ đến người bạn nhỏ bé ngày xưa - đang hết lòng cầu nguyện cho hắn cũng như cho tất cả những người đang chiến đấu cho tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam.
Đời sống ở trong khu chắc rất đỗi nhọc nhằn, nhưng tôi mong hắn vẫn hoài hoài là hắn, tiếu lâm, bộ óc thông minh và ngón đàn tuyệt diệu.
Read more
5/TV: Cám ơn nhạc sĩ TH, thì qua sự giới thiệu của bác sĩ TXN, hôm nay TV rất lấy là vui để được nói chuyện với nhạc sĩ. Phải nói rằng là sau khi nghe những bản nhạc mang tính lịch sử sau ngày 30 tháng 4 1975 của nhạc sĩ thì TV không những thích mà lại còn xúc động nữa. Bởi vì thế, nhân được gặp nhạc sĩ ở đây, TV xin được hỏi là trong hoàn cảnh nào mà nhạc sĩ đã đi đến việc sáng tác những bài nhạc kể lại những sự việc dưới chế độ CSVN như thế?
Read more