Đêm về lạnh lắm mấy ngườì ơi,
Vân vũ ngoài kia ngập đất trờì.
Một thoáng đam mê lià dĩ vãng,
Canh dài nhung nhớ tách mù khơi.
Tình Nhớ (Mai-Huyền-Nga)
Hoàng hôn. Nguồn internet.
Your Custom Text Here
Hoàng hôn. Nguồn internet.
Đêm về lạnh lắm mấy ngườì ơi,
Vân vũ ngoài kia ngập đất trờì.
Một thoáng đam mê lià dĩ vãng,
Canh dài nhung nhớ tách mù khơi.
Những bài viết trong cuốn chiến sử Thủy Quân Lục Chiến mà ban biên tập BTVC xin giới thiệu cùng với quý vị và các bạn ở đây là từ những người quân nhân thuộc nhiều cấp, viết lại những mẩu đời sống rất nhỏ của chính họ đã trải qua và sống sót, cho con cháu lớn lên ở hải ngoại. Tương tự như chuyện trong gia đình khi có con cháu đông đủ : “Cái sẹo gồ lên ở má làm ông méo miệng …là vì ngày xưa ông đã bị thương…” Hay là “Ba con không bao giờ đi ra ngoài, từ ngày sang Mỹ và không có bè bạn, và mặt lúc nào cũng lầm lì trong cái phòng nhỏ trên gác… tuy rằng ba con là người bặt thiệp nhiều bè bạn ở VN lắm là bởi vì..”.
Read moreĐại thiên tai: động đất - sóng thần (tsunami), kéo theo tai nạn kinh hoàng: rò rỉ phóng xạ nguyên tử tại Nhật Bản ngày 11 tháng 3 năm 2011. Nguồn internet.
Ngày 11 tháng 3 lại đến, có lẽ không một người Nhật nào có thể phai mờ ký ức về một thảm họa long trời lở đất đã ập đến đất nước Phù Tang cách đây 8 năm. Biến cố đó không chỉ để lại thiệt hại tài sản vật chất khủng khiếp, đáng sợ hơn, đó chính là những hội chứng ám ảnh về một cõi đời đầy bất trắc và phi lý, có lúc tưởng như đã nhấn chìm cả dân tộc này vào vũng lầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng sự bật dậy đầy quả cảm như đã từng tạo nên những câu chuyện tái thiết thần kỳ sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản đang đứng lên phục hồi, tái tạo. Nếu đến lại vùng Đông Bắc, chúng ta có thể cảm nhận rõ nét những nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao độ của người dân nơi đây, đang ngày đêm dựng lại cơ đồ từ đổ nát.
Read moreNhững giây phút cuối ..... đâu màng tử sinh
Dìu anh ngồi dậy đi ..... "Mình"
Để anh viết nốt tâm tình hôm nay
Đấu tranh.... giông bão còn đầy
Dân ta vẫn sống những ngày hờn căm
Ngô Chí Dũng, ngày này 45 năm trước, anh đã xuất hiện giữa rừng già cùng với những người dầy dạn phong sương khác mang chung một quyết tâm : “Mai này chúng ta cùng về Việt Nam”. Anh dõng dạc giơ tay hô to khẩu hiệu: Giải phóng Việt Nam.
Ngoài ra, đối với tôi thì ngày 8/3 lại mang một ý nghĩa khác trọng đại hơn, một ngày đáng nhớ và cũng là ngày mà suy nghĩ và cuộc đời của tôi chuyển sang hướng khác.
Read moreNhưng chúng cháu, thế hệ lớn sau cuộc chiến tàn khốc đó muốn được biết Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu như thế nào. Chúng cháu muốn hiểu lý tưởng nào đã thúc đẩy các bác? chúng cháu cần được kể lại từ gốc để cùng cảm thông… Vẫn biết có nhiều sách về chiến tranh Việt Nam, nhưng hầu hết đều viết bởi người ngoại quốc, những kẻ thiên tả, những phóng viên “giật gân”…. Chúng cháu muốn nghe tiếng nói từ phía các bác.
Lời người trẻ đã làm chúng tôi suy nghĩ nhiều. Chúng tôi, những người lính Thủy Quân Lục Chiến còn sống sót, hiện đã già, người trẻ nhất trong anh em cũng đã 45 tuổi. Và cũng đáng mắc cở nếu chúng tôi chỉ giữ lấy những ký ức đau buồn cho riêng mình. Đã đến lúc phải cho thế hệ trẻ và thế giới biết về cuộc chiến Việt Nam dưới nhãn quan của chúng tôi.
Read more
Người khác người chẳng qua từ cách sống
Duyên nghiệp đời ta tự tạo quả nhân.
Núi Phú Sĩ tại Nhật Bản và Washoku (món ăn truyền thống của Nhật) được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Tháng 6/2013, Nhật “trúng” giải. Unesco công nhận núi Phú Sĩ là một di sản văn hóa “hữu hình”, nhìn vào là thấy ngay mà chẳng cần phải tưởng tượng. 6 tháng sau, Nhật lại “được” giải. Unesco lại chọn Nhật Bản vì Nhật có một loại di sản văn hóa thuộc loại... phi vật thể: “Washoku” (món ăn Nhật). Theo giải thích của người Nhật thì: văn hóa phi hình thể là cái vô hình, được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức như truyền miệng, truyền nghề với những bí quyết nghề nghiệp khác. Lần này thì mừng vui trọn vẹn. Chỉ có “lời” mà không có “lỗ”.
Read moreĐối với người Nhật thì ngôi đền này là một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng tinh thần cho Nhật Bản, nơi thờ phụng những người đã hy sinh cho Thiên Hoàng trong các cuộc chiến, bắt đầu từ cuộc nội chiến Boshin (戊辰戦争1867-1868) cho đến cuộc chiến Đại Đông Á (1939~1945-thế chiến thứ 2). Tính đến thời điểm hiện tại ngôi đền đặt bài vị của 2.466.532 người Nhật và một số người từ các thuộc địa của Nhật mà trong đó có 2.133.915 đã tử trận trong cuộc chiến Đại Đông Á. (Bây giờ con số này chắc cũng không thay đổi bao nhiêu là vì không còn ai hy sinh vì…Thiên Hoàng nữa).
Read moreTranh Vá Cờ của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh.
Tia hy vọng ấm no vừa thấy
Xảy tranh hùng tự dấy can qua
Anh em một mẹ đẻ ra
Bất hòa ẩu đả cửa nhà nát tan
Thổ dân trên quần đảo Martinique. Nguồn internet.
Bà ta đứng dậy đi vào trong và mang ra cuốn album gia đình đưa cho gã xem và chỉ “Đây là cha tôi”. Những tấm ảnh đã phai mầu, mặt láng ảnh có cái đã tróc ra. Trên nền hình bầu dục, người đàn ông đen như dân hải đảo, tóc hơi quăn, chỉ có đôi mắt phảng phất Á đông. Gã hỏi cho có chuyện: “Còn đây la con gái bà phải không”. Bà gật đầu: “Nó tên là Violetta”. Lúc này gã mới hiểu ra cái tên trong thực đơn “Pho Violetta”. Rồi bà chỉ chỏ tiếp: “Đây là chồng tôi. Chồng tôi cũng là người Việt”.
Read moreNỖI BUỒN NON NƯỚC. Nguồn internet.
NON ĐỨNG CHƠ VƠ, NƯỚC ĐỢI THUYỀN,
NỖI BUỒN SÔNG NÚI THẤY TRIỀN MIÊN.
HỒN ĐAU TRỌN KIẾP VÌ OAN TRÁI,
LỆ ĐỎ KHÔN NGỪNG BỞI NGHIỆP DUYÊN.
Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tuỳ thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước… Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi Lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá Cờ Vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất để bảo vệ Tự Do cho miền Nam VN.
Read moreQuỳ xuống đó nghe hương trời cát bụi
Đôi chân trần xuôi ảo ảnh về đâu
Tay níu lại những lần khân chìm nổi
Hận thu cao mây trắng bỗng thay màu
Bức Tranh Vân Cẩu. Nguồn internet.
CHỐN CŨ LÀM THÂN NÀO KHỔ SỞ,
THA HƯƠNG KẾT BẠN LẠI TANG THƯƠNG.
"BỨC TRANH VÂN CẨU" NHÌN KHÔN ĐOÁN,
CHỈ BIẾT TRỜI XANH CHỦ NHIỄU NHƯƠNG.
Cụ Lê Đình Kình. Người bị Công An VC thảm sát tại tư gia. Nguồn Họa sĩ Lê Sa Long.
“Nếu tôi không cháy lên
Nếu anh không cháy lên,
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng”
Nàng thơ. Nguồn internet.
THÁNG, NGÀY ĐẢO NGƯỢC HÓA THÀNH NĂM,
XẤP XỈ NGHÌN NIÊN MỚI TỚI THĂM.
CHỦ NHẬT CUỐI TUẦN VUI THẢ CỬA,
THÁNG GIÊNG MÙNG CHÍ VUỐT RÂU CẰM.
Lá tình thơ gởi mộn. Nguồn internet.
Thăm thẳm dòng đời bao ngả rẽ,
Tìm đâu vạt nắng trải ngọn tre,
Chẳng biết em còn hong áo nắng,
Thơ thần bên dòng giữa trưa hè?
Hoa mai đỏ. Nguồn internet.
Lay lay trước gió cành mai đỏ
Ấm áp sợi vàng nắng tỏa tơ
Quê hương xa cách muôn ngàn dặm
Thương nhớ chỉ còn dõi trong mơ
CHÚC MỪNG XUÂN CANH TÝ. Nguồn internet.
Trước thềm năm mới của mùa Xuân năm Canh Tý 2020,
Xin kính chúc