bắt người cầm bút tự do (*)
nhà báo độc lập chúng lo lắng gì?
PHỤ NỮ BẤT KHUẤT (Thơ Bắc Phong)
PHỤ NỮ BẤT KHUẤT. Nguồn ảnh Bắc Phong.
Your Custom Text Here
PHỤ NỮ BẤT KHUẤT. Nguồn ảnh Bắc Phong.
bắt người cầm bút tự do (*)
nhà báo độc lập chúng lo lắng gì?
Rượu Quan San. Nguồn internet.
Một tấc ly hương vạn dặm xa
Ba năm luân lạc đã như già
Chí trai chìm nổi đời kiêu bạc
Năm tháng còn nguyên nợ nước nhà.
CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG. Nguồn internet.
Sau một tuần với mấy thằng ra, xe Tiền Trạm đón tại Phi Trường Phú Bài, chạy về chợ Đông Ba đợi lấy thực phẩm tiếp tế, mua đồ ăn cho Lính đời nào mấy Ông Tiền Trạm lựa chọn so đo trả giá, cứ đưa mảnh giấy hàng cho Bà nào và mọi sự tốt lành. Mấy thằng Lính tăng cường ngồi trên xe chờ, nhìn trời mây mông lung, bỗng thằng Sơn vụt phóng nhanh nhảy xuống xe, thằng Hà giật mình nhảy theo không kịp, thằng Sơn nắm cổ người thanh niên đang cùng Cô gái đi bên đường, tay đấm miệng hậm hực. - Bạn Tao ở chiến trường chết sống để Mày tán người yêu của Nó dẫn đi chơi hả! Người con gái là Nhã, luống cuống hoảng sợ cúi đở người con trai phân bua. - Mấy Anh đừng hiểu lầm, đây là Anh bà con của Nhã mới từ Sài Gòn thăm Huế.
Read moreTrước ngày tôi đi, mẹ nấu một mân cơm cáo tổ tiên, ông bà cô bác. Hai mẹ con đang ngồi ăn, mẹ đứng dậy đi lại tủ thờ, mở cửa lấy ra một gói giấy có quấn dây thun thật kỹ. Mẹ mở ra ba bốn lớp giấy trong đó có một xấp tiền cuộn tròn. Mẹ nói: - Từ ngày mẹ trở về lại nhà, Trời Phật cho mẹ mạnh khỏe, mẹ trồng rau, nuôi heo, nuôi gà, buôn bán giành dụm được một ngàn rưởi mẹ cho con đem vào nuôi cháu. Mẹ ở xa quá không giúp được gì cho con cho cháu. Mẹ cũng muốn lo cho con cho cháu nhưng thời cuộc đổi thay chẳng biết làm răng được. Tôi khóc và tôi nói không ra lời.
Read moreThảm trạng thuyền nhân Việt Nam sau 1975. Nguồn internet.
Bến bờ tự do mở lối
Chào mời gọi tương lai
Nhớ về Quê Cha đau lòng tê tái
Thương Mẹ già ngóng đợi
Xót Con dại tha phương
CHUYỆN CHIM SÂU CHỮA CHÁY. Nguồn ảnh từ FB Bắc Phong.
riêng con chim sâu nhỏ
cứ bay sà xuống sông
ngậm lấy từng hạt nước
nhả xuống đám cháy rừng
TIẾNG "DẠ" thân thương. Nguồn ảnh FB Nghĩa Võ.
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Kinh Thành, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái "chất Sài Gòn" chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ!" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương... ❤
Read moreNguồn FB Bắc Phong.
Ba Sinh nhấc lên tay một tác phẩm quen thuộc. Chàng chợt sững sờ khi nhìn thấy những dấu vết cũ. Chàng đổi nhanh qua những cuốn khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, cả một tủ sách của chàng, tưởng đã tiêu tan ra thành bột giấy, nào ngờ vẫn còn nguyên vẹn ở đây. Ba Sinh mừng rỡ tưởng đến ngất xỉu đi, cái cảm giác choáng ngợp y hệt như một người vừa tìm lại được người thân sau bao tháng ngày được tin kẻ đó đã mất. Bây giờ thì Ba Sinh mới chú ý đến người bán sách. Đó chỉ là một cô bé trạc tuổi mười lăm, nhìn cung cách ăn mặc, chàng đoán chắc cô ta thuộc thành phần gia đình dưới chế độ cũ. Nhưng có điều khác hơn, gia đình này phải là gia đình “cách mạng”, bởi vì nếu không, họ đã chẳng được điều vào cư ngụ trong một căn nhà đã bị tiếp thu, và nhất là lại khơi khơi bầy bán một tủ sách cũ toàn những sách được liệt kê là đồi trụy hay phản động.
Read moreNgười phụ nữ của một sắc tộc người Na sống ở Tứ Xuyên và Vân Nam gần Tây Tạng. Nguồn lấm ảnh: báo The guardian.
Xét về mặt ngôn ngữ thì Niết bàn, phiên âm theo tiếng nam Phạn, là nibbana, theo tiếng bắc Phạn là nirvana. Ni nghĩa là không, vana là tham dục. Hiểu như thế, thì Niết bàn không phải là một cõi, một nơi chốn, mà là một tâm thái do chấm dứt tham dục mà có. Khi chấm dứt tham dục, tức là không bị lôi kéo, ảnh hưởng bởi cảm quan, bởi giáo dục, bởi bị điều kiện hóa do hoàn cảnh sống, thì niết bàn có ngay tại thế gian, trong cuộc sống này.
Read morePhùng Quán (nguồn internet)
“Lời mẹ dặn” của Phùng Quán là một bài thơ hay, không hề có ý xỏ xiên nói xấu đảng. Bài thơ chỉ khuyên con người sống tử tế, thật thà: “Yêu thì nói là yêu / Ghét thì nói là ghét” sao lại quy lên phản động chống đảng là sao? Hóa ra làm người thật thà tử tế là trái ý đảng, là phản động à ? Hèn gì ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ông nghỉ hưu để làm người tử tế. Cho nên ngày nay, bói không còn ai tử tế trong hàng ngũ cầm quyền cũng vì đảng từng cấm nói thật, chỉ thích bọn nói điêu, bọn nịnh nên đất nước mới thê thảm dường này !
Read moreThầy tôi bảo:
“Các con nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thưở trước của Giang San,
Đã đổ máu vì lợi quyền Dân tộc.
Các con nên đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này mong nối chí Tiền Nhân.
Ta tin rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân Tộc Việt vẫn là dân hùng liệt.
Nguồn ảnh Bắc Phong.
áo dài mỏng lộ nội y
còn đâu nét đẹp nhu mì Việt Nam
Nguồn ảnh Bắc Phong.
trời ơi chỉ nửa trái bầu
mà như chứa cả biển sầu thế gian!
Vũ Hoàng Chương (trái) và Đinh Hùng (phải).
Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là 2 trong những thi nhân nổi tiếng nhất của thi đàn miền Nam từ sau năm 1954. Họ đều là những thi nhân gốc Bắc từng đi theo kháng chiên và tham dự Đại hội Văn nghệ tại Liên khu Ba hồi thập niên 1940. Sau đó họ cùng “dinh tê” về thành cùng lúc: Vũ Hoàng Chương về Nam Định dạy học, còn Đinh Hùng về Hà Nội làm báo.
Read moreCho đến nay, nền giáo dục của VNCH trước 1975 vẫn được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao, và nhiều người sống vào thời đó vẫn còn nhớ lại với nhiều tiếc nuối. Những bài học trong sách luôn mang đầy tính nhân văn với các nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967. Đó cũng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc này đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ.
Read moreHồi ức này được viết lại khi từng dòng tin tức về việc trẻ em lớp 1 ngày nay phải mang rất nhiều đầu sách khi đến trường và hầu hết là đều không tái sử dụng được nữa vì bị thay đổi thường xuyên, và các loại sách/vở bài tập được viết trực tiếp vào trong. Tôi nhớ lại những cuốn sách của mình học lớp 1, lớp 2 ngày xưa, vì đã tồn tại qua 7 năm, dù được anh chị mình có ý thức giữ gìn lại, nhưng không thể tránh việc bị cũ sờn. Đôi khi giận ba mẹ đã sinh mình ra là con út và không được tận hưởng “mùi sách mới”, vì tôi rất mê mẩn việc được lật từng trang sách còn lán bóng và được ngửi mùi thơm rất đặc trưng của những trang sách mới. Đó là tâm tư bình thường của một đứa trẻ con lúc nào cũng mê có được quà mới, nhưng sau này nhớ lại, tôi lại thấy trân trọng những cuốn sách “tái sử dụng” như vậy, vì nó lưu giữ được biết bao nhiêu kỷ niệm qua nhiều thế hệ, những buồn vui của bước đầu chập chững học làm người của cả 3 anh em.
Read moreChùa Huyền Không Sơn Thượng. Có hay không những hiểu lầm về Phật giáo.
Nói chung nhìn từ xa khó biết đúng sai, ngay cả dựa trên những dữ kiện vật chất cân đo đong đếm được như chùa to tượng lớn hay Phật tử đông đảo. Ngoài những bất cập và thiếu sót lý luận đã nêu trên, bài viết của MĐTTA cho thấy con đường nhà văn chủ trương như đã nói là phục vụ (hay lôi kéo) những người muốn theo lối ảo “đường xưa mây trắng theo chân Bụt” của phái Tiếp Hiện với cặp Thích Nhất Hạnh-Chân Không, nay đang trên “đại lộ hoàng hôn”. Thành công hay không trong tu tập theo Phật (nghĩa là đắc đạo – hết khổ) chỉ có chính mình biết. Bởi nhìn từ ngoài không ai biết là một người khổ hay sướng. Như qua câu thơ “bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm”.
Read moreSự Sống có mặt trong muôn sinh vật, từ cây cỏ, vi sinh vật, đến động vật và con người. Song chỉ riêng Sự- Sống -hiện- hữu- nơi- con- người mới đạt đến độ "tinh hoa" giúp cho con người có khả năng sáng tạo ra ngôn ngữ, hệ thống chính trị, kinh tế, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, Văn Hóa, Văn Minh.... để không ngừng nâng cao và thăng hoa đời sống con người và xã hội nhân loại.
Read moreCách mạng mùa thu tháng tám 1945. Nguồn internet.
Ngày 19 tháng tám xẩy ra cách mạng là lúc tôi 9 tuổi, đang ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tôi đã từng sống ở Đồng Đăng, Nam Định, Hà nội, Sài gòn, Kontum, mỗi nơi đều để lại những kỷ niệm khó phai. Nhưng Vinh là nơi tôi giữ nhiều ấn tượng sâu đậm nhất dù chỉ ở có 5 năm, từ 6 đến 11 tuổi. Vinh là một thành phố nhỏ êm đềm, trong ký ức của tôi. Có thể vì đó là thời gian ngắn ngủi trong đời tôi được lớn lên trong niềm thương và sự chăm sóc của Mẹ mà tôi đã đủ lớn để thâm cảm và hiểu, rồi sau đó mất mẹ, một mình vật lộn vùng lên.
Read moreHình ảnh các em đi học trước 1975. Nguồn NhacTrinh.VN.
Bọn trẻ ngày nay có lẽ không thể hình dung ra được những trò chơi dân dã của ngày xưa, không tốn tiền và luôn cần thật nhiều người cùng tham gia chơi, càng đông càng vui. Chỉ cần một khoảng sân rộng, vài ba hòn đá, viên bi… là đủ để lũ nhóc chơi đủ trò từ bắn bi, đánh đáo, ô ăn quan hay bịt mắt bắt dê cũng đủ để những tiếng cười giòn tan vang lên. Tuổi thơ của quá khứ dân dã mà thanh bình đó, có lẽ là sẽ không bao giờ quay lại được nữa.
Read more