Chỉ mới 100 năm trước, xã hội VN còn là xã hội nông nghiệp pha một chút cơ khí (có nghĩa là có thay đổi tiệm tiên, thì giữa con người với nhau, chúng ta còn thấy xuất hiện những tấm gương THỦY CHUNG rất đáng ca ngợi. Nhưng từ 1945 , sau khi HCM du nhập ý thức hệ Cộng Sản và chủ thuyết Cộng Sản, người dân VN không còn nghe thấy 2 từ THỦY CHUNG và CHUNG THỦY nữa.
Read moreLối cũ…chẳng sao quên (Bích Huyền)
Các anh tôi, vài năm đầu “Sài Gòn giải phóng,” vì đường lối của Đảng, hay vì muốn các em của mình ở miền Nam sớm “giác ngộ” để hòa nhập ngay với cuộc sống mới, đã có những lần tranh luận. Bao giờ cũng trở thành lớn tiếng cãi nhau. Tôi đã làm các anh nhức đầu không ít. Lần cuối cùng, tôi không cãi lại các anh nữa. “Đảng đã cho các anh tôi sáng mắt sáng lòng.” Đó là lần một anh nói với tôi: “Người em không yêu làm em khổ, em đâu có đau bằng anh? Anh đã yêu, anh đã dâng hiến cả cuộc đời, mà ngày nay anh bị phụ bạc, anh bị lừa dối…” Một anh khác: “Viên gạch đã trót để vào xây tường, giờ có rút ra cũng bị vỡ tan. Thôi em ạ, không còn con đường nào khác!”
Read moreBức tranh cuối cùng (Trần Thùy Mai)
From FB Nghĩa Võ.
Theo tôi nghĩ, cuộc sống hạnh phúc phải gắn liền cùng chăn gối. Mỗi người nằm một phòng làm sao sưởi ấm được cuộc tình và có được những nồng nàn ân ái cho nhau. Hạnh phúc con người là ở nơi đây. Là lỗi của ai? Có phải do người đàn bà thế hệ ngày trước thường ngại ngùng và lạnh nhạt chăn gối với chồng do quan niệm hẹp hòi của xã hội của tôn giáo ràng buộc hay còn vấn đề gì khác nữa làm người phụ nữ có thành kiến về vấn đề này.
Read moreXÔN XAO HỒNG VÀ CỐM LÚC THU SANG (Đoan Nghi)
hồng đỏ
Ai đã từng sống ở Hà nội vào nửa thế kỷ trước, đã không bao giờ quên được cái linh hồn của một thành phố được mệnh danh là "Hà thành thanh lịch", nơi tập trung của những "trai thanh, gái lịch", là xứ "ngàn năm văn vật", nơi quy tụ những tinh hoa của đất nước. Hà nội còn được ca ngợi là đất "địa linh, nhân kiệt".
Read moreTAM QUAN (Trần Trung Chính)
Theo từ điển định nghĩa :
1/Quan liêu: cách lãnh đạo thiên về dùng mệnh lệnh, giấy tờ, xa rời thực tế và xa rời quần chúng.
2/Quan quyền: quyền hành, quyền thế của giới quan lại.
3/Quan ngại: ngại ngần, coi là đáng kể để quan tâm.
HÀNH VI THIỆN ÁC CỦA MỖI NGƯỜI QUA VẦNG TRĂNG (Thích Tánh Tuệ)
Trăng rằm.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy:
“Người làm thiện cũng giống như mặt trăng,
người làm ác cũng giống như mặt trăng”.
Tại sao vậy? Bởi vì người làm thiện giống như mặt trăng từ mùng một đến rằm, ngày càng sáng tỏ thêm lên, còn người làm ác cũng giống như mặt trăng, nhưng từ ngày rằm đến đêm ba mươi, ngày càng khuất lụi dần vào bóng tối.
Read moreTìm Đâu, Biết Tìm Đâu, Đâu Giờ ? (Nguyễn thị Ngọc Dung)
Nguồn internet.
Hè Vancouver 2021 quả là một mùa hè ... khó quên. Đặc biệt, với cái nóng khủng khiếp chưa từng có. Không phải chỉ là "cái nóng nung ngưòi, nóng, nóng ghê" của Nguyễn Khuyến thuở trước. Cũng chẳng phải mùa hè lãng mạn trong “Le Dernier baiser” Mà là một mùa hè nóng lạ lùng... Một hiện tượng hiếm ở Canada. Càng hiếm hơn, đối với Vancouver, nơi vốn mát lạnh xưa nay. Thường thường mùa hè có nóng lắm thì cũng chỉ vào khoảng 25, 26 độ C. Lâu lâu mới có ngày 28, 29 độ . Ấy thế mà năm nay đã có một vài ngày "trời hành cơn... nóng" dữ dội. Nóng đến... chết người. Có những người (già) đã chết vì nóng. Khiến Vancouver trở nên khác thường, chẳng giống... ai. Gần 50 độ C ! Người ta chạy đi mua quạt điện, và máy điều hoà không khí. Nhiều chỗ không còn để mua, hay bán.
Read more“First Of May” (Vũ Đăng Khuê)
"Melody Fair" và “First Of May” là một bài hát của Bee Gees, được viết bởi Barry, Robin & Maurice Gibb vào năm 1968 và phát hành vào năm 1969 trong album Odessa. Đầu tiên nó chưa được phát hành dưới dạng đĩa than nhưng những bài hát của Nhóm nhạc BeeGees đã được phát nhiều lần trên đài phát thanh.
Read moreCho một thành phố đã mất tên! (Quang Minh)
Nguồn ảnh: Nhạc Xưa.VN
Đường phố Saigon bây giờ chắc đã thay đổi nhiều, hàng cây xưa trên những đại lộ thênh thang đã bị “phá nát”, thay vào đó là những bích chương, băng rôn, biểu ngữ đầy tính khích động. Nước mía Viễn Đông có thể đã đổi hương vị, món bò bía, tôm khô đã từ từ biến mất vì những chỉ thị 15 hay 16. Saigon bây giờ chắc buồn lắm, buồn như những cơn mưa và tàn nhẫn như cái nắng của cái xã hội chủ nghĩa đang gay gắt chiếu rọi khắp quê hương.
Read moreTìm hiểu Phật giáo yếu lược (bài 2). (Trần Thiên Ân - ngày 29 tháng 8/2021)
Đi vào đạo bằng con đường LÝ, thì phải hiểu rõ ý nghĩa của những ngôn từ trong kinh sách Phật giáo. Mà ý nghĩa không hẳn giống ý nghĩa thông thường sử dụng hàng ngày, như Ta (Ngã), Khổ, Ngũ quan, Ngũ uẩn đã nói ở trên (bài 1). Khi đọc bài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh gồm 252 chữ Hán Việt chỉ ra nguyên tắc giải khổ và diễn giải bởi Quán tự Tại bồ tát, chúng ta còn phải biết thêm một số ngôn từ khác nữa thì mới có thể hiểu thấu triệt được ý nghĩa để áp dụng. Bài kinh ở trong sách viết liền một mạch chữ Hán Việt không dấu chấm dấu phẩy theo lối cổ xưa, nhưng xin được ghi lại dưới đây và tạm phân ra làm 5 đoạn cho dễ hiểu.
Read moreNiềm đau .... không dấu (viết tắt) (Vũ Đăng Khuê)
“Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khoi juog. Nhug chu e mut chut thui ma, e din day!”. (Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!).
Read moreCâu chuyện của một người ….. (Quy Ly)
Nguồn internet.
"Em vì hiếu thuận với cha mẹ nên không trọn được tình với anh. Anh thứ lỗi cho em. .." Câu nói này của Huyền tôi nghe hình như quen tai lắm, đâu đó trong các phim bộ Tàu, hay trong các vở tuồng cải lương của người Việt mình. Nhưng cũng rất đúng trong trường hợp của tôi với Huyền. Cha mẹ Huyền không bằng lòng cho Huyền lấy tôi, cho rằng tôi nghèo, không thân, không thế, không thể nào đem lại đời sống hạnh phúc cho Huyền. Chúng tôi chia tay trong nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi khóc vì một cuộc tình buồn.
Read moreTÔI TỪNG CÓ MỘT THỜI NIÊN THIẾU NHƯ THẾ (Giai Đoạn 1959-1975). (Hiep Phan)
Ngày xưa, tôi đã từng thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Nền giáo dục này đã dạy tôi làm người trước khi dạy tôi học thức. Năm 1966, tôi vào học lớp năm (nay là lớp một) tại trường tiểu học Nguyễn Du, trên tường của lớp học vỡ lòng này có một câu cách ngôn “Tiên học lễ hậu học văn” treo cố định suốt cả một năm học. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu đó là tiêu chí căn bản của nền giáo dục VNCH.
Read moreThơ - VÀNG HAY ĐẤT QUÝ (Bắc Phong)
Bữa nọ một hòa thượng
Thấy sa di làm vườn
Hỏi giữa vàng và đất
Thứ gì là quí hơn
Vợ hiền (Thơ Việt Khanh, Tuyết Hương trình bầy)
Nguồn ảnh từ internet.
Em bảo em sẽ đợi
Vì quê hương anh đi
Yêu anh em chẳng ngại
Thời gian lỡ xuân thì
Sẽ Có Một Ngày (Nhạc sĩ Huỳnh Vi Sơn, Trình bầy Tuyết Hương)
Sẽ có một ngày tầu về trên những biển xanh
Tiếng hò nhặt khoan thay tiếng van xin năm nào
Sẽ có một ngày người Việt trên khắp năm châu
Siết chặt bàn tay vươn cao cờ vàng tự do
Những Con Người Đi Làm Lịch Sử (Tuệ Vân)
Cuộc đời ai cũng trải qua những giây phút đam mê hào hứng của tuổi thanh niên. Những đam mê hào hứng đó tùy theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân mà sẽ để lại cuộc đời họ những kỷ niệm vui buồn khác nhau. Với những thanh niên có mặt trong tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) vào thập niên 80s, ngày nay đã là những trung niên, khi nói về những ngày tháng quá khứ tham gia MT, họ đều cho biết đó là một thời đáng sống, một thời mà họ đã sống rất trọn vẹn trong lý tưởng và đã có cơ hội đóng góp rất thật với niềm tin của họ. Tham gia MT họ cũng đã được chứng kiến những sự hy sinh đáng quý phục của biết bao đoàn viên trong tổ chức, bên cạnh những kháng chiến quân đi làm lịch sử.
Read moreCác Anh Sống Mãi Trong Lòng Dân Tộc (Thơ Tuệ Vân)
Chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đang nói chuyện với các kháng chiến quân nơi khu chiến.
Anh nằm xuống nhưng không anh không mất
Anh còn đây mãi mãi với sử xanh
Rầm rập bước đi tiếp nối theo anh
Những bàn tay siết lời thề "giải phóng"
Tình em (Nhạc sĩ Huỳnh Vy Sơn, Trình bầy Ca sĩ Tuyết Hương)
Nguồn ảnh từ internet.
Thương anh người kháng chiến quân
Gian nan vì dân đấu tranh
Thương anh tình em sẽ gửi bên người
Theo từng nhịp bước quân hành
Tháng Tám Tình Còn Vương. (Thơ Việt Khanh)
Khi nàng gió, tung tăng cùng hoa lá
Lòng bâng khuâng, nhớ thương ngày tháng xa
Người và người, chung lòng vì đất nước
Tiễn người đi, chí lớn dựng sơn hà