Nụ hồng đầu tiên trong mùa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Hiến.
Read moreNhững Thay Đổi Trong Cơ Thể Khi Về Già (BS. Nguyễn Ý Đức)
Nguồn internet.
Với sự hóa già, sẽ có vài thay đổi về cấu tạo cũng như chức năng của một số cơ quan bộ phận chính trong cơ thể như sau đây.
Read moreMời em nhắp một chung trà (Thơ Lee Tzu Pheng (Singapore Cultural Medallion winner) /Kê Dần phỏng dịch.)
Hạnh phúc là giây phút
Sống trọn với chính mình
Nào, khoan thai, thanh thản
Nhắp chung trà ngát hương
Như nhắp tròn hạnh phúc
Giữa sát na vô thường!
DI CHÚC (Thơ Thái Bá Tân)
Đã là dân một nước,
Phải yêu đất nước mình.
Không cúi đầu khuất phục,
Cả ý nghĩ, việc làm.
‘Không làm vương đất Bắc.
Thà làm quỉ nước Nam’. (*)
Nhật ký của Bố - Kỳ 7 (Vũ Đăng Khuê)
Học chưa được một tháng, thì tôi phải chịu một cái tang đau đớn nhất sau 2 cái chết của Bố Mẹ ruột. Đó là bữa cơm tối, đến nhà ăn, tôi chưa ngồi vào chỗ ăn, thì Cha Giám đốc đến ghé vào tai tôi nói nhỏ: ăn cơm xong lên văn phòng gặp Cha. Tồi ngồi bàn ăn, trong lòng nghĩ ngợi lung tung, không biết chuyện gì đây. Nếu là lỗi cá nhân của tôi, thì chả bao giờ Cha Giám Đốc gọi vào giờ này, hay có gì không may xảy ra, và cứ nghĩ như thế nên chẳng ăn gì được, và tôi kết luận là sự rủi ro hơn là sự may mắn.
Read moreSuy Nghĩ Tản Mạn Về Đất Nước Và Chế Độ Cộng Sản Biến Thái (Tuệ Vân)
Thế kỷ này là thế kỷ 21. Thế kỷ của tự do ngôn luận, dân chủ, công bình và sáng tạo, nguồn gốc của những sự phát triển tột cùng của nhân loại. Hạnh phúc của con người trong phạm vi riêng biệt cá nhân đến sự lớn rộng của đất nước tùy thuộc vào tài đức và nền móng của xã hội hiện hữu họ đang ở. Khiếm khuyết của một cá nhân ít nhiều chỉ giới hạn trên phạm vi gia đình, quyến thuộc. Trong phạm vi một quốc gia tuy nhiên khiếm khuyết của một chế độ độc tài sẽ ảnh hưởng lớn rộng đến toàn thể tương lai dân tộc.
Read moreCờ Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu (Trần Chí Phúc)
Hình ảnh lấy từ Youtube qua nhạc phẩm Cờ Bay.
Lịch sử sáng tác của bài hát oai hùng này là khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người.
Read moreXIN CẢM ƠN, DẪU MUỘN (Thơ Thái Bá Tân)
Có ai thấy chưa nhỉ,
Dẫu anh em, đồng bào,
Cộng sản giúp ai đó
Được mấy đồng, mấy hào?
Quan trọng không phải nói.
Quan trọng là việc làm.
Xin cảm ơn, dẫu muộn,
Tấm lòng của Miền Nam.
Lái Xe Quanh Vườn Quốc Gia Núi lửa Lassen - Đông Bắc California (Tuệ Vân)
Theo Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí, Vườn Quốc Gia Núi Lửa Lassen là một công viên quốc gia của Mỹ ở đông bắc California. Đặc điểm nổi bật của công viên là Đỉnh Lassen, núi lửa hình vòm lớn nhất trên thế giới và là núi lửa cực nam trong Dãy Cascade. Công viên quốc gia núi lửa Lassen là một trong số ít các khu vực trên thế giới có thể tìm thấy cả bốn loại núi lửa — vòm cắm, lá chắn, hình nón cinder và stratovolcano.
Read moreTÊN CỦA MỘT QUÁN PHỞ BẮC Ở SÀI GÒN (Đỗ Duy Ngọc)
Nguồn Người Việt Online.
Phở Dậu có mặt ở Sài Gòn từ năm 1958, giờ cũng đã được hơn sáu chục năm. Đã đến đời thứ hai và đang chuẩn bị cho đời thứ ba kế thừa. Nó đã có một cái tên chính thức được bảo chứng, nó đã có tiếng trong lòng người ham món phở. Đã hơn năm chục năm làm khách với nó, tui cũng mong tương lai Phở Dậu vẫn là Phở Dậu để thực khách hàng ngày tìm tới thưởng thức một món ăn Việt Nam giờ đã trở thành món tiêu biểu trong thực đơn món Việt từ trong đến ngoài nước. Và từ Phở đã có mặt trong nhiều cuốn tự điển để giới thiệu với năm châu bốn bể một món ngon của Việt Nam. Cũng mong khi nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ đến Phở Dậu.
Read moreNGHĨ VỀ MỘT THẾ HỆ ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI VÀ ĐANG SỬA SOẠN RA ĐI (Khánh Vân)
Nguồn internet.
Mỗi năm cứ đến Ngày Memorial Day trên đất Mỹ, tôi lại tưởng nghĩ tới bao triệu người Việt Nam đã ra đi, đã hy sinh để bảo vệ cho chính nghĩa Quốc Gia trên quê hương Việt Nam tôi, nhất là trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua. Thật khó có bút mực nào tả xiết cho hết bao nỗi oan khiên, bao đau thương, máu và nước mắt đã đổ trong cuộc chiến này. Nhà thơ Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về” đã nói lên phần nào tâm trạng đau xót của rất nhiều người trong thế hệ chúng tôi, thế hệ đã rất đông vĩnh viễn ra đi và đang tiếp tục ra đi:
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
Ngày chiến sĩ trận vong 2021 (Giao Chỉ, San Jose)
Con bú trên xác mẹ đã chết (đại lộ kinh hoàng /Quảng Trị/ Mưa pháp Bông Lau Quân đội Nhân Dân.)
Định mệnh nào đã dành cho ông Phan văn Châu còn sống để định cư tại Hoa Kỳ với 11 người con thành đạt, hàng năm vẫn gửi tiền về giúp cho miền quê nghèo khổ xứ Nhan Biều. Bây giờ, những mộ phần tập thể của dân oan chết vì trận mưa pháo Bông Lau năm 72 đã chẳng còn dấu vết. Những đứa bé đói sữa nằm bên xác mẹ rồi cũng đã chết hết trên đại lộ kinh hoàng 37 năm về trước. Nhưng mà sao tiếng khóc của em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây…
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 6 (Vũ Đăng Khuê)
Trường St Sulpice (Xuân Bích) hay còn gọi là trường Liễu Giai, Hà Nội nay là Đại Chủng Viện Giuse Hà Nội. (hình chụp bây giờ trên mạng).
Ông yêu cầu tôi trình bày bệnh tật của tôi như thế nào mà ăn thịt beo lại khỏi. Tôi có nói sự việc xảy ra, mà nói cho mọi người có mặt biết: “tôi bị đau âm ỷ từng cơn ở 2 bên sườn, mỗi lúc lên cơn thì coi như hồn lìa khỏi xác, đau ở bên hông, bề ngoài không sưng hay có dấu vết gì, đã chữa ở bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội 10 ngày, chữa 2 thầy lang ở quê và 2 thầy lang ở Ngô Xá (nơi Cha Tuyên) cũng không khỏi, có phần tăng. Tôi đã chán, bỏ thuốc đã 1 tuần, chỉ ăn thịt beo do cụ đồ có mặt ở đây nấu, thì từ bữa đó khỏi, rồi ăn tiếp do ông cho lần 2. Bây giờ các ông thấy tôi khác xa với 3 tuần trước đây”.
Read moreCâu chuyện hy hữu (MX Mai Văn Tấn)
Buông thả. Nguồn internet.
Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.
Read moreChút Hoài Niệm Xưa (Văn Quang)
Hoài Niệm. Nguồn internet.
Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào? Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Nhà Hàng Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là Khách Sạn Caravelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là Nhà Hàng Brodard.
Read moreTÀN NHẪN (NGỌC VINH)
Ảnh Ngọc Vinh chụp trong hành lang bệnh viện lớn nhất nước- Chợ Rẫy
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 5 (Vũ Đăng Khuê)
Nhà thờ Thượng Lao (hình trên mạng)
Mục đích đi lần này của chúng tôi là đến thăm các họ Đạo ở chân núi để có dịp đi săn bắn. Chúng tôi hẹn nhau ở nhà thờ Phú Thọ. Ở đây, chúng tôi 2 người gặp 2 Thầy đã có tuổi cũng đang ở đó, nghe chương trình của chúng tôi đi săn bắn, cũng xin đi cùng. Chúng tôi rất mừng vì có 4 người đồng hành, nơi chúng tôi định đến là họ Đạo Thượng Lao, tỉnh Phú Thọ.
Read moreCHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY (Tâm Diệu - Lưu Hà sưu tầm)
Năm 1994 Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình chương trình 20/20 ABC Hoa Kỳ đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny. Trong dịp này Jenny đã được cậu con cả, nay đã 75 tuổi dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Nàng đã nói trước ống kính thu hình và trước phần mộ nàng rằng: "mộ phần này không có gì cả, không có ai ở đây bây giờ. Có thể còn trong đó là những nắm xương khô. Thực sự không có gì cả, phần năng lực tinh thần hiện đang ở trong tôi."
Read moreTRUYỆN NGẮN - Em Tôi .... (Phan Nhật Nam)
Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 4 (Vũ Đăng Khuê)
Quân đội Nhật.
Như tôi đã nói, hồi ký của bố tôi dài và chi tiết lắm, tôi chỉ mới đưa được lên giai đoạn ông đang theo học Tiểu Chủng Viện, không thể chỉ một vài kỳ là xong. Vì thế tôi xin rút ngắn lại và chỉ giới thiệu với bạn ta những phần chính yếu, sau khi ông tốt nghiệp tiểu chủng viện, đi dạy học và chuẩn bị thi vào Đại Học Thần Học. Hơn nữa lại là những phần hôm nay tôi mới biết, tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên khi đọc phần hồi ký này.
Read more