Ngày xưa, tôi đã từng thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Nền giáo dục này đã dạy tôi làm người trước khi dạy tôi học thức. Năm 1966, tôi vào học lớp năm (nay là lớp một) tại trường tiểu học Nguyễn Du, trên tường của lớp học vỡ lòng này có một câu cách ngôn “Tiên học lễ hậu học văn” treo cố định suốt cả một năm học. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu đó là tiêu chí căn bản của nền giáo dục VNCH.
Read moreCuộc tháo chạy ô nhục… (Phạm Minh Vũ)
Sau nhiều phát ngôn gầm trời nào là <Tinh thần chống dịch như chống giặc , mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn> <Đây là trận chiến, không thắng không về> <Chúng tôi hứa là 10 ngày dập được dịch, ông Đam nói trong đợt trước đại hội đảng> kéo theo đó là một loạt hành động chống dịch cực đoan như lập ‘’ấp chiến lược’’ dựng hàng rào kẽm gai, bắt nhốt Dân vào trại tập trung để lây chéo gây cho dịch bùng phát dữ dội, rồi kéo theo nhận định sai về con virus và hôm qua đùng cái: ‘’Thủ tướng: Xác định sống chung lâu dài với dịch, không thể khống chế tuyệt đối’’ ?????
Read moreThơ - VÀNG HAY ĐẤT QUÝ (Bắc Phong)
Bữa nọ một hòa thượng
Thấy sa di làm vườn
Hỏi giữa vàng và đất
Thứ gì là quí hơn
Vợ hiền (Thơ Việt Khanh, Tuyết Hương trình bầy)
Nguồn ảnh từ internet.
Em bảo em sẽ đợi
Vì quê hương anh đi
Yêu anh em chẳng ngại
Thời gian lỡ xuân thì
Sẽ Có Một Ngày (Nhạc sĩ Huỳnh Vi Sơn, Trình bầy Tuyết Hương)
Sẽ có một ngày tầu về trên những biển xanh
Tiếng hò nhặt khoan thay tiếng van xin năm nào
Sẽ có một ngày người Việt trên khắp năm châu
Siết chặt bàn tay vươn cao cờ vàng tự do
Những Con Người Đi Làm Lịch Sử (Tuệ Vân)
Cuộc đời ai cũng trải qua những giây phút đam mê hào hứng của tuổi thanh niên. Những đam mê hào hứng đó tùy theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân mà sẽ để lại cuộc đời họ những kỷ niệm vui buồn khác nhau. Với những thanh niên có mặt trong tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) vào thập niên 80s, ngày nay đã là những trung niên, khi nói về những ngày tháng quá khứ tham gia MT, họ đều cho biết đó là một thời đáng sống, một thời mà họ đã sống rất trọn vẹn trong lý tưởng và đã có cơ hội đóng góp rất thật với niềm tin của họ. Tham gia MT họ cũng đã được chứng kiến những sự hy sinh đáng quý phục của biết bao đoàn viên trong tổ chức, bên cạnh những kháng chiến quân đi làm lịch sử.
Read moreCác Anh Sống Mãi Trong Lòng Dân Tộc (Thơ Tuệ Vân)
Chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đang nói chuyện với các kháng chiến quân nơi khu chiến.
Anh nằm xuống nhưng không anh không mất
Anh còn đây mãi mãi với sử xanh
Rầm rập bước đi tiếp nối theo anh
Những bàn tay siết lời thề "giải phóng"
Tình em (Nhạc sĩ Huỳnh Vy Sơn, Trình bầy Ca sĩ Tuyết Hương)
Nguồn ảnh từ internet.
Thương anh người kháng chiến quân
Gian nan vì dân đấu tranh
Thương anh tình em sẽ gửi bên người
Theo từng nhịp bước quân hành
Thư cho người em đã quyết định - Từ chiếc áo lụa đến chiếc áo nâu (Ngô thị Phù Vân)
Chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh trong buổi nói chuyện với đồng hương Việt nam tại Quận Cam (Orange County), Nam California, Hoa Kỳ, năm 1983. Đứng sau c/h CT là các thanh thiếu niên nam nữ đoàn viên Mặt Trận trong đồng phục áo nâu quần vàng nhạt.
Em,
Từ Đại Hội Chính nghĩa( *1) tới nay cũng đã gần 4 tháng. Lá thư em viết cho tôi vẫn trang trọng nằm trong góc cái khay ở phòng làm việc. Tôi đã định trả lời thư em nhiều lần nhưng rồi chuyện này chuyện nọ xảy ra khiến tôi vẫn chưa có dịp cầm bút lên cho đến hôm nay. Hai đứa nhỏ theo bố đi câu cá và rồi bỗng có một ngày chủ nhật rảnh rỗi. Lá thư của em phải được trả lời. Tôi nhớ khuôn mặt trong sáng của em ở hành lang hội trường, chị em mình đã từ chỗ không quen thành quen trong phút giây ngắn ngủi, chị em mình đã từ chỗ gặp nhau đến chỗ thân nhau sau những ngày Đại Hội. Em đã viết cho tôi lá thơ đầy chân thành, tất là tôi phải trả lời em.
Read moreTháng Tám Tình Còn Vương. (Thơ Việt Khanh)
Khi nàng gió, tung tăng cùng hoa lá
Lòng bâng khuâng, nhớ thương ngày tháng xa
Người và người, chung lòng vì đất nước
Tiễn người đi, chí lớn dựng sơn hà
Trăng Chiến Khu (Thơ Hoàng Cơ Minh-Nhạc Trần Thiện Khải - Trình bầy Tuyết Hương)
Rừng ơi mang trăng sáng đến rung bao lòng
Vì nước nên lìa mái gia đình êm ấm
Trăng hỡi theo ta, về dưới mái nhà,
nhắn ai chờ một ngày ta sẽ trở về
Còn Nhớ Mãi Con Đường Đông Tiến (KCQ Lý Minh Chánh)
Người Kháng Chiến Quân trong khu chiến ngày xưa, nay là một chiến sĩ đấu tranh dân chủ ở hải ngoại.
Hôm nay, tôi ngồi đây viết để thuật lại đoạn đường hành quân Đông Tiến mà không sao cầm được nước mắt. Tôi thương Thầy và tất cả anh em chiến hữu của tôi đã anh dũng nằm xuống, đã để lại thân xác mình nơi rừng sâu, núi thẳm. Những nấm mộ không có người thân nhang khói... Những hình ảnh này luôn luôn đi theo tôi như để nhắc nhở tôi nhiệm vụ chưa hoàn thành và phải vững chí đấu tranh để những hy sinh của Thầy và của các KCQ tử sĩ khác không bị uổng phí. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đưa công cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam đến thành công. Đất nước Việt Nam phải có tự do dân chủ...
Read moreMẦM TỰ DO SẼ TRỔ TRÊN QUÊ (Nhạc & lời Tuệ Vân, Hòa âm Nguyễn Sĩ Hùng)
Những nỗi trăn trở, xót xa về những anh hùng dân tộc đã nằm xuống, sẽ không bao giờ nguôi trong tâm tư những người áo nâu, cho đến ngày hài cốt của các anh được đưa trở về đất nước, và các anh được vĩnh viễn yên giấc trên đất mẹ tự do.
Read moreTHÁNG TÁM, VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC (Hành Tư)
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra đời trong bối cảnh “cực độ” đó vào hơn 40 năm trước. Nhưng giữa đường, lực bất tòng tâm, một số trong họ đã anh dũng hy sinh ngay trên đất mẹ, trên đường mở lối về vào tháng 8 năm 1987 tại rừng núi Nam Lào. Vì thế cứ đến tháng 8 thì trong lòng những dân áo nâu đều mang ít nhiều nỗi buồn u uất. Xin mời quí vị theo dõi tâm tình của một áo nâu năm xưa khi tháng 8 trở về.
Read moreHoàng Cơ Minh: Anh Hùng Tử, Khí Hùng Bất Tử. (Tri Le)
34 năm về trước, 8 giờ sáng ngày 28/8/1987. Tướng Hoàng Cơ Minh, chủ tịch MTQGTNGPVN đã thống lĩnh đoàn quân kháng chiến, băng qua biên giới Thái - Lào trong chuyến xâm nhập vào Việt Nam để thiết lập nền tảng cho cuộc trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc. Không may, ông và đoàn quân đã gặp thất bại. Đoàn quân kháng chiến đã bị địch quân, phối họp với cộng sản Lào, vây đánh liên tục trong suốt gần hai tháng trời, kể từ khi rời bỏ chiến khu trên đất Thái để trở về Việt Nam, khi chỉ còn cách huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum - VN 20 cây số. Không muốn bị rơi vào tay giặc, để bảo vệ khí tiết của một danh tướng VNCH, ông đã rút súng tự sát trước sự chứng kiến của các chiến hữu của ông. Bài viết này nhằm ghi lại một vài giai thoại về ông, coi như nén hương lòng thắp lên thành kính tưởng niệm ông, người lãnh đạo kính mến của tổ chức nhân ngày giỗ thứ 34 của ông. Lòng cầu nguyện, mai này khi đất nước được yên bình, sẽ rước linh hồn ông và các chiến hữu đã hy sinh về lại cố quốc như ước nguyện của ông.
Read moreThơ - VĨNH BIỆT (Bắc Phong)
Hai vợ chồng vô gia cư
Ông bị bệnh chết giữa mùa tai ương
Trong khủng hoảng, nghĩ lại về khả năng tự suy nghĩ của mỗi người. (HỨA Y ĐỊNH/ LUẬT KHOA)
Ảnh minh họa: iStock/solarseven.
Nếu ngày đó Stanislav Petrov tuân lệnh như một cỗ máy, và Liên Xô ngay lập tức đáp trả một cuộc tấn công tưởng tượng từ phía Mỹ, thì hậu quả, như quyển sách dẫn lời một Đại tướng Liên Xô kể lại, là “một nửa nước Pháp, một nửa nước Đức, 30% nước Mỹ và toàn bộ Vương quốc Anh đã bị phá hủy”. Đó, tất nhiên, chưa tính đến việc Mỹ và đồng minh phản công. Phần lớn Liên Xô và các nước đồng minh có lẽ đã cùng chung số phận bị hủy diệt.
Read moreBóng Người Trong Hành Lang (TRANG CHÂU Montréal 23/03/2021)
“Vì chậm trễ giấy tờ ở Bộ Nội Vụ nên khi tôi qua đến thành phố của xứ tuyết này, niên khóa ở đại học Bách Khoa đã khai giảng được một tháng. Người quen, mà ba má tôi nhờ thuê giữ trước cho tôi một phòng nhỏ ở gần khu đại học, khi đón tôi ở phi trường mới cho tôi hay người chủ nhà đã cho sinh viên khác thuê vì đúng ngày hẹn tôi không có mặt để ký hợp đồng. Đã trễ niên học lại thêm chưa có chỗ ở chắc chắn nên đầu óc tôi khá căng thẳng. Tôi không mấy thoải mái được cho ở tạm nhà người quen của ba má tôi. Họ cho tôi ở một phòng ở tầng dưới nhà họ, nhà lại nằm xa khu đại học. Tôi phải dậy sớm, đổi hai chuyến buýt mới đến được trường. Nên ngoài việc phải bù đầu vào cập nhật bài vở của tháng trước, tôi còn phải dành thì giờ mua hai tờ nhật báo, đọc mục rao vặt, xem quanh khu đại học còn phòng nào trống để tìm thuê.
Read moreTháng Tám Đông Tiến - Viết Cho Những Trái Tim Lạc Hồng (Tuệ Vân)
Những bàn siết hướng về đất nước. Nguồn ảnh internet.
Trong hơn bốn tiếng quây quần nói chuyện, chúng tôi đã có những cơ hội để chia xẻ những suy nghĩ cá nhân một cách thẳng thắn. Chúng tôi đã lắng nghe nhau dù không cùng quan điểm. Chúng tôi đã thực hiện tinh thần Hòa và Đồng trong sự tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi đã nhắc lại nhau bài hát “Làm Ngơ Không Đành.” Bài hát không có tên tác giả chỉ biết rằng nó được xuất hiện tại hải ngoại sau ngày mất nước 30 tháng 4 /1975. Anh L đọc lại lời bài hát. Lời bài hát như quay lại ký ức của một thời. Nó khiến mắt tôi cay và trái tim tôi thổn thức cho dù đã gần 40 năm. Cám ơn tình chiến hữu của một thời đáng nhớ. Cám ơn những trái tim “Làm Ngơ Không Đành” của thập niên 80s.
Read moreÔng Chính thay ông Đạm làm Trưởng ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 (Phạm Minh Vũ)
Nay việc Chính thay Đam cũng thật lo ngại. Lo là vì hôm 18 vừa rồi Chính đổ hết trách nhiệm lên đầu Dân. Chính nói đại loại đảng chỉ đạo sát nhưng dịch bùng phát là lỗi ở Dân. Tôi thấy lo vì một đám lãnh đạo kém trí tuệ này đã đành, nhưng trơ trẽn vô cùng. Cứ dập, mà dịch càng ra nhiều hơn. Và giờ toang và bung.
Read more