Tại sao quân nhân cầm bút viết?
Thảm họa mất nước Việt Nam Cộng Hòa xảy ra vào ngày 30-4-1975.
Từ đó trở đi, là sự im lặng hoàn toàn của văn học miền Nam.
Những người đã chết không nói được gì.
Những người còn sống đã mất tất cả. Đúng như lời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài diễn văn ông đọc vào một dịp Quốc Khánh 1-11. “Đất nước còn là còn tất cả_ Đất nước mất là mất tất cả”…..(TXD)
Trong nền Văn học Việt Nam, từng có một số văn thi nhân và văn thi đoàn được tạo lập, phát triển, hình thành những dòng văn học đặc thù, có những tác phẩm phản ảnh thời đại đương thời rất giá trị, được tiếp nối và lưu truyền, giáo dục phổ biến, ngưỡng mộ.
Tưởng cũng nên biết dòng Văn học Ðỏ của Việt Cộng tuy được họ giáo dục phổ biến, nhưng do bất chính không hề được ngưỡng mộ, nên lụi tàn ngay khi họ còn thống trị, lúc người dạy không muốn giảng & kẻ học không muốn nghe - như thú nhận của không ít cán bộ giáo dục dưới chế độ?!
Tuy nhiên, may mắn thay, ngay sau khi cuộc chiến vừa đi qua, Văn học Miền Nam tưởng như đã tàn lụi trong ảm đạm tiêu điều vì những văn đoàn, văn sĩ trốn lính; hoặc sợ hãi kẻ thù không dám đụng chạm tới Việt Cộng, ươn hèn thoái hóa, vô cảm, mượn cớ phản chiến để trốn trách nhiệm quân sự hoặc theo địch như 'thành phần thứ 3'... không theo kịp sự thăng hoa rất anh hùng của dân tộc trong máu lửa thời loạn, rồi mất hút trong cuộc sống văn hóa hưởng thụ an bình hậu chiến nơi hải ngoại... thì kịp thời xuất hiện một dòng văn học có sức sống mãnh liệt, phản ảnh khá sắc bén một thời vẻ vang của Miền Nam chiến đấu vệ quốc anh dũng, giúp bồi đắp phục hồi tinh thần chiến đấu hào hùng của một thời vệ quốc rực rỡ hào quang - giữa khi Văn học Ðỏ chìm dần không một vang vọng trong lòng người?
Read more