Tôi đi thực tập ở Bệnh viện Nhi đồng đường Sư Vạn Hạnh Sàigòn khi học năm thứ ba y khoa đại học. Bệnh viện Nhi đồng lúc đó mới mở được vài năm gồm ba tầng lầu, môt khu hành chính, và một khu khám bệnh ngoại chẩn. Bác sĩ Vũ Thị Thoa lầu 3B, bác sĩ Phan đình Tuân lầu 2B, bác sĩ Phạm Gia Cẩn lầu 1A. Tôi tự cho là may mắn vì được thực tập ở lầu ba với bác sĩ Thoa. Bởi vì bác sĩ Thoa người đẹp đẽ trắng trẻo tươi tắn. Nói giọng Hà nội chính cống. Bác sĩ Tuân thì người Huế, tương đối là lầm lì, không có gì khác đáng chú ý. Còn bác sĩ Cẩn thì được kể là người nói năng hoạt bát, có vẻ “oai phong bậc thầy”, theo như mô tả của các bạn đồng học. Từ bấy đến nay tính ra đã cách hơn một hội (60 năm), theo lối tính thời gian tử vi Đông phương. Cho nên nếu hỏi tôi đã học được những gì trong thời gian ngắn ngủi (cũng không nhớ rõ là mấy tuần) với bác sĩ Thoa lúc đó thì chịu chết không thể nói chính xác.
Read moreCâu chuyện kỳ thị sắc tộc ở Laney College Oakland (Bác sĩ Trần Xuân Ninh/Ngày 29 tháng 6/2020)
Diễm Phúc Bùi Nguyễn và giáo sư Matthew Hubbard
Trường Laney College Oakland mới được đưa lên mạng điện tử giang hồ vì hai chị em nữ sinh viên năm thứ nhất Nguyễn Bùi Diễm Phúc. Chuyện khởi đầu từ ông Matthew Hubbard, người Mỹ trắng, giáo sư toán (lượng giác) khi đọc đến tên Diễm Phúc thì đã có gợi ý với cô Phúc là nên “Anh hóa“ (Anglicized) để tránh bị đọc thành âm thô tục tiếng Anh là Fuck khó nghe. Cô Phúc đã cho đó là kỳ thị chủng tộc và khiếu nại với nhà trường. Vấn đề trở thành to hơn, gây nhiều bàn tán bênh chống ngược suôi, khi chị gái của Diễm Phúc đưa lên mạng Instagram, chỉ trích vị giáo sư là “thiếu hiểu biết và trơ tráo.”
Read more5 năm đầu đời và những ảnh hưởng tác động đến sự phát triển của não bộ (Tuệ Vân)
Ngoài nhân tố di truyền trong sự phát triển của mỗi cá nhân, ngày nay các nhà nghiên cứu khoa học cũng xác định rằng những kinh nghiệm, tốt hay xấu, mà trẻ em tiếp nhận trong 5 năm đầu sau khi sinh ra, đã tác động quan trọng đến hướng phát triển não bộ của các em một cách tích cực hay tiêu cực. Những tác động này có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, khả năng học hỏi, và sự thành công của các em ở trường học cũng như trong cuộc sống hiện tại và về sau.
Read moreTình trạng Căng thẳng do Chấn Thương (Tuệ Vân)
Tình trạng căng thẳng do chấn thương. Nguồn internet.
Căng thẳng do Chấn thương (trauma stress) là một hội chứng thần kinh xẩy đến cho một người, có thể là người lớn hay trẻ em, đã gặp phải những chuỗi áp lực độc hại lên não bộ. Những chuỗi áp lực này đã vượt ra ngoài khả năng chịu đựng của người đó khiến gây nên chấn thương nặng đến não bộ. Nạn nhân của sự căng thẳng do chấn thương là những người đã phải trải qua những hành hạ, đánh đập hay ngược đãi tinh thần hay thể chất hay cả hai, khiến cho con người luôn cảm thấy sợ hãi, không an toàn. Họ cũng có thể là nạn nhân hay chứng nhân của một thảm kịch hay một tai nạn khốc liệt. Họ có thể trải qua những sự buồn phiền quá độ do hoàn cảnh việc làm hay áp lực trong cuộc sống. Họ có thể bị khủng hoảng tâm thần do ảnh hưởng của bịnh tật lâu dài hay do cuộc sống bị thường xuyên đe dọa. Ảnh hưởng của hội chứng căng thẳng do chấn thương trên trẻ con, nặng hay nhẹ, sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nề của biến cố, phản ứng của các em trước sự việc, tuổi tác và sự phát triển của các em lúc sự kiện xẩy ra.
Read more