Có ai thấy chưa nhỉ,
Dẫu anh em, đồng bào,
Cộng sản giúp ai đó
Được mấy đồng, mấy hào?
Quan trọng không phải nói.
Quan trọng là việc làm.
Xin cảm ơn, dẫu muộn,
Tấm lòng của Miền Nam.
Lái Xe Quanh Vườn Quốc Gia Núi lửa Lassen - Đông Bắc California (Tuệ Vân)
Theo Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí, Vườn Quốc Gia Núi Lửa Lassen là một công viên quốc gia của Mỹ ở đông bắc California. Đặc điểm nổi bật của công viên là Đỉnh Lassen, núi lửa hình vòm lớn nhất trên thế giới và là núi lửa cực nam trong Dãy Cascade. Công viên quốc gia núi lửa Lassen là một trong số ít các khu vực trên thế giới có thể tìm thấy cả bốn loại núi lửa — vòm cắm, lá chắn, hình nón cinder và stratovolcano.
Read moreTÊN CỦA MỘT QUÁN PHỞ BẮC Ở SÀI GÒN (Đỗ Duy Ngọc)
Nguồn Người Việt Online.
Phở Dậu có mặt ở Sài Gòn từ năm 1958, giờ cũng đã được hơn sáu chục năm. Đã đến đời thứ hai và đang chuẩn bị cho đời thứ ba kế thừa. Nó đã có một cái tên chính thức được bảo chứng, nó đã có tiếng trong lòng người ham món phở. Đã hơn năm chục năm làm khách với nó, tui cũng mong tương lai Phở Dậu vẫn là Phở Dậu để thực khách hàng ngày tìm tới thưởng thức một món ăn Việt Nam giờ đã trở thành món tiêu biểu trong thực đơn món Việt từ trong đến ngoài nước. Và từ Phở đã có mặt trong nhiều cuốn tự điển để giới thiệu với năm châu bốn bể một món ngon của Việt Nam. Cũng mong khi nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ đến Phở Dậu.
Read moreNGHĨ VỀ MỘT THẾ HỆ ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI VÀ ĐANG SỬA SOẠN RA ĐI (Khánh Vân)
Nguồn internet.
Mỗi năm cứ đến Ngày Memorial Day trên đất Mỹ, tôi lại tưởng nghĩ tới bao triệu người Việt Nam đã ra đi, đã hy sinh để bảo vệ cho chính nghĩa Quốc Gia trên quê hương Việt Nam tôi, nhất là trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua. Thật khó có bút mực nào tả xiết cho hết bao nỗi oan khiên, bao đau thương, máu và nước mắt đã đổ trong cuộc chiến này. Nhà thơ Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về” đã nói lên phần nào tâm trạng đau xót của rất nhiều người trong thế hệ chúng tôi, thế hệ đã rất đông vĩnh viễn ra đi và đang tiếp tục ra đi:
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
Ngày chiến sĩ trận vong 2021 (Giao Chỉ, San Jose)
Con bú trên xác mẹ đã chết (đại lộ kinh hoàng /Quảng Trị/ Mưa pháp Bông Lau Quân đội Nhân Dân.)
Định mệnh nào đã dành cho ông Phan văn Châu còn sống để định cư tại Hoa Kỳ với 11 người con thành đạt, hàng năm vẫn gửi tiền về giúp cho miền quê nghèo khổ xứ Nhan Biều. Bây giờ, những mộ phần tập thể của dân oan chết vì trận mưa pháo Bông Lau năm 72 đã chẳng còn dấu vết. Những đứa bé đói sữa nằm bên xác mẹ rồi cũng đã chết hết trên đại lộ kinh hoàng 37 năm về trước. Nhưng mà sao tiếng khóc của em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây…
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 6 (Vũ Đăng Khuê)
Trường St Sulpice (Xuân Bích) hay còn gọi là trường Liễu Giai, Hà Nội nay là Đại Chủng Viện Giuse Hà Nội. (hình chụp bây giờ trên mạng).
Ông yêu cầu tôi trình bày bệnh tật của tôi như thế nào mà ăn thịt beo lại khỏi. Tôi có nói sự việc xảy ra, mà nói cho mọi người có mặt biết: “tôi bị đau âm ỷ từng cơn ở 2 bên sườn, mỗi lúc lên cơn thì coi như hồn lìa khỏi xác, đau ở bên hông, bề ngoài không sưng hay có dấu vết gì, đã chữa ở bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội 10 ngày, chữa 2 thầy lang ở quê và 2 thầy lang ở Ngô Xá (nơi Cha Tuyên) cũng không khỏi, có phần tăng. Tôi đã chán, bỏ thuốc đã 1 tuần, chỉ ăn thịt beo do cụ đồ có mặt ở đây nấu, thì từ bữa đó khỏi, rồi ăn tiếp do ông cho lần 2. Bây giờ các ông thấy tôi khác xa với 3 tuần trước đây”.
Read moreCâu chuyện hy hữu (MX Mai Văn Tấn)
Buông thả. Nguồn internet.
Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.
Read moreChút Hoài Niệm Xưa (Văn Quang)
Hoài Niệm. Nguồn internet.
Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào? Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Nhà Hàng Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là Khách Sạn Caravelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là Nhà Hàng Brodard.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 5 (Vũ Đăng Khuê)
Nhà thờ Thượng Lao (hình trên mạng)
Mục đích đi lần này của chúng tôi là đến thăm các họ Đạo ở chân núi để có dịp đi săn bắn. Chúng tôi hẹn nhau ở nhà thờ Phú Thọ. Ở đây, chúng tôi 2 người gặp 2 Thầy đã có tuổi cũng đang ở đó, nghe chương trình của chúng tôi đi săn bắn, cũng xin đi cùng. Chúng tôi rất mừng vì có 4 người đồng hành, nơi chúng tôi định đến là họ Đạo Thượng Lao, tỉnh Phú Thọ.
Read moreTRUYỆN NGẮN - Em Tôi .... (Phan Nhật Nam)
Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 4 (Vũ Đăng Khuê)
Quân đội Nhật.
Như tôi đã nói, hồi ký của bố tôi dài và chi tiết lắm, tôi chỉ mới đưa được lên giai đoạn ông đang theo học Tiểu Chủng Viện, không thể chỉ một vài kỳ là xong. Vì thế tôi xin rút ngắn lại và chỉ giới thiệu với bạn ta những phần chính yếu, sau khi ông tốt nghiệp tiểu chủng viện, đi dạy học và chuẩn bị thi vào Đại Học Thần Học. Hơn nữa lại là những phần hôm nay tôi mới biết, tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên khi đọc phần hồi ký này.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 3 (Vũ Đăng Khuê)
Đám cưới của người em kế ở Saigon (năm 12/1974). Cả 2 vợ chồng đều mất (lúc này tôi đang ở bên Nhật).
Xin gửi tiếp phần 3 hồi ký của bố tôi, ông viết dài và chi tiết lắm, ông viết như ông nói vậy. Chỉ tiếc là những phần sau khi từ đại chủng viện (hiện thời đang vào phần tiểu chủng viện) ông đã làm gì cho đến ngày vào Nam? Tôi nghe từ hai họ Nội-Ngoại nói có thời kỳ ông là Quận Trưởng quận Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên hiện nay thành tỉnh Vĩnh Phúc (12/2/1950 thì 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên mới hợp thành tỉnh Vĩnh Phúc), rồi làm việc cho Ty Thanh Niên Bộ Thông Tin, và khi việt minh về ông đã thoát chết vì bị việt minh phục kích, những người lái xe hay đi cùng đều bị bắn chết. VĐK.
Read moreCô Lý Hậu Kiên (Hồng Nhan - Hương Thủy)
Sông Vĩnh Định (Quảng Trị)
Vì đang trong thời đại (Donald) chuyện có thật không tin, chuyện không tin có thật, xin kính mời quý vị thưởng thức đoản văn góp nhật được đưới đây: Cô Lý Hậu Kiên.
Ban biên tập BTVC
*
Sãi không chỉ nổi tiếng với bánh bèo mụ Thí, nem lụi mụ Năm mà Sãi còn được thiên hạ biết đến qua nhan sắc của cô Lý xóm Hậu Kiên. Mấy ông trên Tòa Hành chánh Tỉnh cuối tuần xuống Sãi nhậu thường trầm trồ “Đẹp ác liệt!”; xóm giềng thì thầm “Cha mẹ cú đẻ con tiên”; có mụ đàn bà nhiều chuyện còn xa gần “Biết mô con ai đem bỏ chùa nầy?”
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 2 (Vũ Đăng Khuê)
Hình bên trái: Ông Vũ Văn Cầu được gặp Đức Giáo Hoàng John Paolo II vào tháng 3/1994 tại Roma.
Hình bên phải: Trước bức tường than khóc ở Jerusalem
Lên 9 tuổi thì Bố tôi mất sau 2 tháng đưa phu lên núi Ba Vì dọn một khu rừng ở độ cao 400m để làm căn cứ quân sự cho Pháp, đây là một sự đau khổ nhất cho tôi, vì lúc này tôi đã hiểu được sự mồ côi sẽ thê thảm như thế nào, khác với lúc Mẹ tôi mất vì lúc đó chưa biết gì.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 1 (Vũ Đăng Khuê)
Ông Vũ Văn Cầu, thân phụ của tác giả Vũ Đăng khuê.
Tôi sanh ngày 2/9/1914 (ngày sinh tháng đẻ này đã báo trước cho đời tôi những gian truân ghê gớm) tại một làng quê cách xa tỉnh lỵ Sơn Tây 18 km, cách núi Ba Vì đi theo phía ngược hay phía xuôi cũng khoảng 18 km. Làng tôi nằm ngay trên hữu ngạn sông Hồng Hà, phía trên sông Hát Môn - nơi 2 Bà Nữ Anh Hùng đã trầm mình - đi khoảng 21 km và cũng đối diện với thành phố Việt Trì là căn cứ quân sự lớn của Pháp, nằm ngay ngã Ba sông Hồng Hà và sông Tô, nơi đã xảy ra trận chiến đã có bài hát sẽ nói ở phần sau.
Read moreMột bài thơ của Bùi Giáng: “Một Buổi Trưa” (Trần Yên Hòa)
Em có định sẽ cùng ai kể lể
Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
ĐÔI BẠN (Thơ Bắc Phong)
(Ảnh fb Nguyễn Hữu shared Art - White / Black)
Cậu bé chơi đàn banjo
Hát một ca khúc vui cho bạn mình
Hội Luận Về Ẩm Thực Việt Nam (BS Trần Xuần Ninh và Đài Việt BC Vancouver)
Thức ăn 3 miền Nam-Trung-Bắc. Nguồn internet.
Thảo luận về thức ăn 3 miền Việt Nam giữa đài Việt BC Vancouver, với các ông Phạm Thúc Tâm, Phạm Văn Hợp, Bùi Đức Tín, Trần Văn Quang, và Bác sĩ Trần Xuân Ninh .
Read moreBÀI THƠ HỎI NGÃ (Trọng Nghĩa và Cha sưu tầm)
ViVi Võ Hùng Kiệt.
TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT....!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
“Vuốt" Và “Đọc”. (Vũ Đăng Khuê)
Nói gọn thì tôi cần cả 2, “vuốt” (quẹt quẹt trên cái mobile) và “đọc”. Nếu phải đứng hay đợi hàng giờ trong xe điện hay chờ … chích ngừa, thì “vuốt” tiện hơn, nhưng có khuyết điểm duy nhất là không hiểu tại sao đang “phê” nửa chừng thì màn hình lại “biến dạng lung tung” không thể trở lại nguồn đầu tiên. Thế là phải hát bài “Cho tôi lại từ đầu” của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. “Cho tôi bước lại con đường làng, ngày đầu cắp sách đến trường”. Quá khổ!!
Read more