San Antonio, nơi có một số di tích lịch sử nổi tiếng nhất ở Texas, là một thành phố lớn ở trung tâm nam Texas với một di sản thuộc địa phong phú. Trong đó có Alamo, một thành cổ của Tây Ban Nha vào thế kỷ 18 được bảo tồn như một bảo tàng, đánh dấu một trận chiến khét tiếng năm 1836 giành độc lập của Texan khỏi Mexico.
Read moreTháng 7 mưa ngâu (Vũ Đăng Khuê)
Hình trên mạng.
Tháng 7 là tháng của mưa ngâu, theo truyền thuyết của phe ta thì “mưa ngâu” là những giọt nước mắt tuôn rơi của Ngưu Lang – Chức Nữ khi tái ngộ, nhưng phải là tháng 7 âm lịch chứ không phải tháng 7 dương lịch. Tuy nhiên, ở Nhật, Ngưu Lang-Chức Nữ... lại được ông trời cho phép trùng phùng... sớm hơn nơi khác đến một tháng! Nhập gia phải tùy tục, vì thế xin được có vài hàng về cái chuyện xưa tích cũ này ngoài trời đang nặng hạt.
Read moreMỘT NGÀY DẠO CHƠI Ở PHỐ THỊ SEATTLE WASHINGTON (Tuệ Vân)
Seattle là một thành phố trên Puget Sound ở Tây Bắc Thái Bình Dương, được bao quanh bởi nước, núi và rừng xanh, và có hàng nghìn mẫu đất công viên. Đây là thành phố lớn nhất của tiểu bang Washington, là trung tâm của ngành công nghệ lớn. Microsoft và Amazon có trụ sở chính tại khu vực đô thị này. Trong đó, Space Needle ngọn tháp cao 605 ft mang tính biểu tượng tại Trung tâm Seattle với đài quan sát và nhà hàng xoay, một di sản của Hội chợ Thế giới năm 1962, là cột mốc mang tính biểu tượng nhất của Seattle.
Cuộc sống ở Seattle đắt gần gấp đôi so với mức trung bình của Hoa Kỳ. Nói một cách khác, Seattle là một trong những thành phố đắt đỏ tại Hoa Kỳ.
Ngọn bút Phù Tang! (Vũ Đăng Khuê)
Nguồn internet.
Từ thời VN trở thành Đông lào, thì câu chuyện này đuợc lý giải theo thuyết mác xít thành một chuyện "đánh trâu giai cấp": anh chăn trâu Ngưu lang thành đại diện giai cấp nông dân, chị thợ dệt Chức nữ thì đại diện giai cấp công nhân, ông Trời chẳng qua là "địa chủ ở trên cao". Vì cùng bị bóc lột nên anh nông dân Ngưu và chị công nhân Chức nảy sinh tình 'hữu ái giai cấp' ; nhưng 'ông địa chủ' nhìn thấy mối nguy 'liên minh công nông' nên ngăn cản, chia cách họ - chỉ cho mỗi năm 'thăm nuôi' nhau một lần !!!
Read moreMây Seattle Qua Khung Cửa Sổ Máy Bay (Tuệ Vân)
Mây nhìn từ khung cửa sổ máy bay, từ San Jose California đến Seattle Washington.
Read moreTiếng Việt… Rắc Rối? (Nguyễn Thị Ngọc Dung)
Tiếng Việt nhiều khi rắc rối, mà rắc rối trước tiên đó là chính tả. Một tác phẩm văn thơ thường hay bị soi mói cái rắc rối đó trước tiên, rồi từ suy luận, người ta nhanh chóng chuyển thành suy diễn để nhận xét cả một tác phẩm.
Read moreĐI THĂM MỘT SỐ THẮNG CẢNH TẠI MIAMI FLORIDA (Tuệ Vân)
ĐI THĂM MỘT SỐ THẮNG CẢNH TẠI MIAMI FLORIDA.
Miami và các vùng ngoại ô của nó nằm trên một đồng bằng rộng lớn giữa Everglades về phía tây và Vịnh Biscayne về phía đông, kéo dài từ Hồ Okeechobee về phía nam đến Vịnh Florida. Độ cao của khu vực trung bình vào khoảng 6 ft (1,8 m) [38] trên mực nước biển ở hầu hết các khu vực lân cận, đặc biệt là gần bờ biển. Các điểm cao nhất được tìm thấy dọc theo Miami Rock Ridge, nằm dưới phần lớn tuyến tàu điện ngầm phía đông Miami. Phần chính của thành phố nằm trên bờ Vịnh Biscayne, nơi có hàng trăm hòn đảo chắn tự nhiên và nhân tạo, đảo lớn nhất bao gồm Bãi biển Miami và Bãi biển South Beach.
Read moreMỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ …(Nguyễn thị Ngọc Dung)
Tranh họa sĩ Bé Ký vẽ lại bức Nắng Hè của họa sĩ Lê Văn Đệ (nguồn: hình chụp lại từ tranh Bé Ký nguyên thủy của Nguyễn thị Ngọc Dung)
Có phải trong cuộc đời này dường như cái gì cũng có thể trở thành kỷ niệm? Môt bài thơ. Một bản nhạc. Một tấm ảnh . Một bức tranh vẽ… Và cuộc đời lại cũng có lắm cái tình cờ. Thường là thú vị. Một hoàn cảnh tình cờ nào đó bây giờ, biết đâu lại chẳng trở thành một kỷ niệm đẹp sau này. Và, đôi khi, sự tình cờ cũng có cái “giá” của nó.
Read moreTruyện về thằng bạn thân (Không bước qua số phận)/ ĐỖ DUY NGỌC
Tôi và Nam là đôi bạn thân. Thân lắm. Hai đứa tôi học chung lớp từ Tiểu học, lên đến Trung học rồi Đại học. Đúng ra Nam thi vào Kỹ sư Phú Thọ nhưng vì thích gắn bó với tôi nên cũng ghi danh học Văn khoa cùng tôi dù Nam không có khiếu văn chương là mấy. Nhà tôi ở đầu dãy cư xá, nhà Nam ở cuối cư xá. Đó là cư xá dành cho sĩ quan ở đường Bắc Hải nên mọi người gọi luôn là cư xá Bắc Hải, có người gọi là cư xá sĩ quan Chí Hoà. Bố tôi là Trung tá làm việc ở Bộ Tổng tham mưu quân đội, bố Nam là Thiếu tá Quân cụ, chuyên cung cấp vũ khí, đạn dược và nhiều trang bị khác cho quân nhân. Gia đình tôi và Nam đều là dân Bắc di cư năm 1954 lại là gia đình quân nhân nên khá thân nhau.
Read moreMắt Lệ Cho Người (Bích Huyền)
Mắt Lệ Cho Người
Bích Huyền biên soạn và thực hiện trong Chương trình Thơ Nhạc VOA thập niên 1990'
***
Trong đời sống, chia ly là chuyện bình thường. Nhưng có lẽ không có cuộc chia ly nào mà không có nhiều nước mắt đớn đau kể từ năm 1975. Bao nhiêu gia đình tan nát. Hai vợ chồng đôi ngả chia xa, hai người yêu nhau muôn đời cách biệt. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng dù thời gian có xóa nhoà đi tất cả, dù không gian có cách xa, họ vẫn mãi nhớ nhau. Rồi có một phút giây nào đó gặp lại, họ nói với nhau lời tạ từ, nghẹn ngào trong hạnh phúc đắng cay, nhạt nhòa mắt lệ…
Read moreNgày Lễ của những người Cha (Vũ Ngọc Hiến)
Tình phụ tử. Nguồn internet..
Còn ít ngày nữa là tới ngày 20 tháng 6 ngày mà phương Tây gọi là Father’s day (Fête de père), mà người Viêt chúng ta nôm na gọi là Ngày Lễ của những người Cha. Nhân ngày này, tôi xin viết vài dòng về Bố tôi. Trước năm 1954, ông làm công chức trên Chapa, người đồng thời gọi ông là Ông Thừa Kỳ, sau đó ông chuyển về làm ở tỉnh Hưng Yên….Hiệp định Geneve được ký kết, Bố mẹ tôi đã mang 7 anh chị chúng tôi xuống tàu há mồm đi vào Nam tìm tự do, tôi được may mắn hơn các anh chị vì được mẹ cho vào cái thúng để quảy theo, không như các anh chị tay thì xách áo quần, đồ dùng lục tục chạy theo bố mẹ, vì lúc đó tôi chỉ chập chững biết đi….
Read moreCâu chuyện về một sân ga (Khuyết Danh sưu tầm)
Trong suốt 3 năm qua, nhà ga Kami-Shirataki đã được duy trì hoạt động chỉ để phục vụ duy nhất nữ sinh đặc biệt ấy. Mỗi ngày chỉ có 2 đoàn tàu dừng lại ở ga theo đúng giờ đi học và về nhà của cô bé. Vào ngày 23/6/2016 vừa qua, vị hành khách này đã chính thức tốt nghiệp trường THPT và đó cũng là ngày ga Kami-Shirataki ngừng hoạt động vĩnh viễn.
Read moreLời tự thú….trước bình minh! (Vũ Đăng Khuê)
Cây bút Vũ Đăng khuê và phu nhân (ca sĩ Tuyết Hương.).
Bà Khuê!
Mượn tên một nhân vật có tên giống tôi trong truyện ngắn “Tóc gió thôi bay” của tác giả Phạm Diễm Hương, lại thêm lời xúi giục của một cô em, tôi viết cho bà bức thư này và rất mong... bà sẽ không đọc được, ngược hẳn với “qui ước” là khi tôi viết gì thì bà check lại dưới “nhãn quan” của một độc giả bình thường,
Read moreLuống cải hoa vàng (Việt Dương)
- Em cũng thường đi lại trên sông Ô Lâu ra Mỹ Chánh, nhiều lần nghe những câu hò đuổi theo của mấy ông lính cùng với những tiếng cười khúc khích của các cô trên đò. Dòng sông đầy tiếng cười như rứa mà cũng đầy máu lửa. Chừ em còn nhớ từng khúc quành máu lửa, dọc theo Phước Tích, xuôi về phá Tam Giang. Từ Phước Tích qua Bầu Sen cũng gần, răng anh không nhờ ông ấy quay thêm khu Bầu Sen.
Read moreCờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị (Ðại Tá Phạm Văn Chung)
Tranh sơn dầu đại tá Phạm Văn Chung vẽ.
Cho đến hơn 20 năm sau, trong một quân trường Hoa Kỳ, nhân sau bài giảng về quân sử thế giới, vị tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 200 sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng:
– Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi?
Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp, Do Thái…. Ông tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói: – Lực lượng Tổng Trừ Bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Ðộng Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ cuối (Vũ Đăng Khuê)
𝐓𝐫𝐚̣̂𝐧 đ𝐨́𝐢 𝐧𝐚̆𝐦 𝐀̂́𝐭 𝐃𝐚̣̂𝐮 𝟏𝟗𝟒𝟓.
Sau ngày ông mất, mẹ tôi biến thành một con người hoàn toàn khác. Khi còn ông, bà nhanh nhẹn, tháo vát bao nhiêu thì bây giờ bà lại ngơ ngơ, ngác ngác bấy nhiêu. Hình như bà sống ở một thế giới khác, thế giới của Bố, của hai bên họ Nội-Ngoại. Những lần anh em trong nhà họp mặt, thấy bà cũng chú ý nghe, nhưng những câu trả lời lại không liên quan một chút gì đến câu hỏi, cứ quanh quẩn câu chuyện của Bố. Bà sống không thể thiếu ông. 6 năm sau, thì bà cũng theo ông. Ông-bà đã tái ngộ và đang thong dong hạnh phúc nơi chốn ấy.
Read moreMời em nhắp một chung trà (Thơ Lee Tzu Pheng (Singapore Cultural Medallion winner) /Kê Dần phỏng dịch.)
Hạnh phúc là giây phút
Sống trọn với chính mình
Nào, khoan thai, thanh thản
Nhắp chung trà ngát hương
Như nhắp tròn hạnh phúc
Giữa sát na vô thường!
DI CHÚC (Thơ Thái Bá Tân)
Đã là dân một nước,
Phải yêu đất nước mình.
Không cúi đầu khuất phục,
Cả ý nghĩ, việc làm.
‘Không làm vương đất Bắc.
Thà làm quỉ nước Nam’. (*)
Nhật ký của Bố - Kỳ 7 (Vũ Đăng Khuê)
Học chưa được một tháng, thì tôi phải chịu một cái tang đau đớn nhất sau 2 cái chết của Bố Mẹ ruột. Đó là bữa cơm tối, đến nhà ăn, tôi chưa ngồi vào chỗ ăn, thì Cha Giám đốc đến ghé vào tai tôi nói nhỏ: ăn cơm xong lên văn phòng gặp Cha. Tồi ngồi bàn ăn, trong lòng nghĩ ngợi lung tung, không biết chuyện gì đây. Nếu là lỗi cá nhân của tôi, thì chả bao giờ Cha Giám Đốc gọi vào giờ này, hay có gì không may xảy ra, và cứ nghĩ như thế nên chẳng ăn gì được, và tôi kết luận là sự rủi ro hơn là sự may mắn.
Read moreCờ Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu (Trần Chí Phúc)
Hình ảnh lấy từ Youtube qua nhạc phẩm Cờ Bay.
Lịch sử sáng tác của bài hát oai hùng này là khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người.
Read more