Cảnh thiên nhiên ngỗng trắng trên hồ Montreal qua ống kính của nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Hiến.
Read moreGiai nhân tự cổ…(Phạm Tín An Ninh)
Nhờ bài thơ với bốn câu mở đầu không đâu vào đâu này, tôi bất ngờ nhận được điện thư của một người có tên Van Loubet từ một nơi nào đó gởi ngợi khen và hỏi tôi có phải là cậu bé nhà quê ngày xưa vào Nha Trang, có thời trọ học ở một con hẻm lớn trên đường Phương Sài. Tôi khá ngạc nhiên, vì bài thơ tôi viết vội chỉ để gởi đăng trên Đặc San Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, nhân dịp đại hội cựu học sinh hai ngôi trường này tổ chức tại Houston hơn hai năm trước đó, mùa hè năm 2005;
Read moreTuệ Sỹ - Nhà tu “phi phàm” (Nguyễn hiền Đức)
Bùi Giáng và sư Viên Minh.
Hai chữ “phi phàm” tôi mượn từ Bùi Giáng, nhà thơ dưới mắt nhiều người vẫn thường thắc mắc không biết là “Điên hay Tiên”. Bùi Giáng kể lại một câu chuyện giữa ông và nhà tu Tuệ Sỹ như sau: “Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Read moreTử thần chạy vòng tròn (Sue Grafton- Phượng Nghi phỏng dịch)
Nguồn internet.
Tai nạn xảy ra vào một buổi chiều Thứ Sáu khi tôi đang lái xe về nhà. Xe cộ đang di chuyển nhanh trên xa lộ Santa Teresa và chiếc Volkswagen nhỏ của tôi tuy đã 15 tuổi vẫn còn chạy tốt. Lòng tôi cảm thấy vui. Vừa giải quyết xong một “ca” khó, tôi có tấm séc bốn ngàn đô trong túi xách. Ðó là số tiền hậu hỹ đối với một nữ thám tử tư như tôi.
Read moreHAI CHỮ NGHIỆP DUYÊN (Tuệ Vân)
Source Amazing World.
Có người bạn hỏi tôi, tại sao có con người đi tu hay hướng đến tu hành? Tôi trả lời: trừ những người có căn quả nên hướng về Phật với lòng chân thiết, con người khi trưởng thành đi tu hay hướng đến tu hành có thể là có vài lý do. Một có thể là để tránh xa hồng trần tìm kiếm cho tâm hồn sự bình an; Hai là để chuộc lỗi về nghiệp xấu đã gây. Ba là để giải thoát cho cá nhân khỏi những đau khổ phiền não. Bốn là để cầu xin phước đức. Cuộc đời khó có ai đi tu trong mục đích cứu rỗi con người. Nếu có thì chắc cũng chẳng ai có thể thành chính quả như Phật.
Read moreQUÁN TRỌ VEN ĐƯỜNG (Nguyễn Thị Thanh Dương)
hình gốc trong bài
Chị Bông dứt phone với anh thợ làm hàng rào và lẩm bẩm: “Anh ta cho giá thay toàn bộ hàng rào 6,000 đồng, hao tốn quá”. Chị bực mình liếc mắt sang nhà hàng xóm có chung cái hàng rào sau vườn và lẩm bẩm tiếp: “Mà cái nhà hàng xóm này lại không biết điều”. Trước đó anh hàng xóm người Mễ đã vài lần thẳng thắn từ chối hợp tác cùng chị Bông thay phía hàng rào chung của hai nhà với lý do hàng rào chưa hư hỏng gì và tiền thì họ chưa có luôn. Trong vườn chị Bông trồng nhiều cây hoa hồng, mái hiên patio treo chiếc chuông gió nên thơ, nếu được hàng rào đẹp thì khu vườn sẽ càng đẹp thêm.
Read moreVương Hỗ Ninh, kẻ giấu mặt (Trần Gia Huấn - 06/11/2022)
Vương Hỗ Ninh (nguồn ảnh : Internet)
Chỉ vài chục giây nhưng đã làm truyền thông thế giới rung chuyển, Hồ Cẩm Đào bị trục xuất ra khỏi phòng ngay trước khi biểu quyết nhân sự. Nhân viên xốc nách, kéo Hồ lên. Hồ níu lại, nhưng không nổi. Bên trái Hồ là Tập, ngồi im vô cảm. Bên phải Hồ là Lật Chiến Thư. Lật như đang giải thích điều gì, tay thu giữ lại tập tài liệu màu đỏ. Ngồi ngay cạnh Lật, bên phải là Vương Hỗ Ninh (王沪宁). Vương nghiêng người qua, với tới như muốn làm hay nói gì trước lúc Hồ bị dẫn đi. Xin có đôi lời về nhân vật Vương Hỗ Ninh.
Read moreNgười đàn bà ở vườn Luxembourg (Thanh Hà)
Jardin de Luxembourg
Tôi nghĩ trong tất cả chúng ta – từng một thuở học trò – không ai là không nhớ đến đoạn mở đầu bài văn Tôi Đi Học của tác giả Thanh Tịnh:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Read moreNhững căn nhà đi qua đời tôi! (Vũ Đăng Khuê)
Tuần trước, đọc lại bài viết của một bạn già, bà tả về cảnh xưa người cũ, ngôi nhà cũ, nơi đùm bọc và che chở cả gia đình, khiến tôi cầm lòng không đậu, ngồi vào máy…. bắt đầu “lang thang” trên bàn phím, nhớ được điều gì ghi điều đó.
Read moreSỰ THÚ VỊ CỦA TIẾNG VIỆT (Đông Khα/Nhactrinh.vn sưu tầm)
Nguồn internet.
Sự thú vị của Tiếng Việt qua Ьài thơ hay ý nghĩα ᵭược viết Ьằng nhiều ρhong cách.
Read moreẢNH ĐẸP CUỐI TUẦN 11.06.2022 (Bức Tranh Vân Cẩu sưu tầm)
Post by Paolo Falanga. Artist Elena Ostraya. Source Peintures.
ẢNH ĐẸP CUỐI TUẦN 11.06.2022
Read moreThơ tếu MẶN: Tiếng Việt tuyệt vời (Khuyết Danh)
French man at coffee
Chuyện rằng có gã người Tây,
Lấy cô vợ Việt, sang đây... ở nhờ!
Lại còn biết chén... cầy tơ,
Mắm tôm cũng khoái, lá mơ cũng nghiền!
Thực đơn tiệc cưới ở Chợ Lớn (Sài Gòn) năm 1960! (Góc nhìn An-Nam)
Năm 1960 giới kinh doanh miền Nam thời đó đã rất giầu có và tự do!
Read moreCẢNH THU (Tuệ Vân sưu tầm)
Faith Baldwin 📸 honeybadgerimages. Source Smoky Mountain Host of North Carolina.
CẢNH THU.
Read moreCái hôn để đời (TQĐ/ Góp Nhặt Đó Đây)
Nguồn hình: Internet
Một buổi chiều tại San Francisco, có anh tài xế taxi đón một người khách là một Bà Sơ ("Catholic Nun"). Khi xe chạy, anh tài xế cứ quay nhìn chằm chằm vào Bà Sơ. Bà Sơ để ý chuyện này. Một lúc sau Bà Sơ hỏi:
Read moreCàng bình thản thì càng vui vẻ, an nhiên (Nhà Thơ)
Có những nỗi khổ tâm không nói hết được, không phải trong lòng vô cảm, mà là biết rằng dù nói hay không cũng đều như nhau. Những vết thương kia, không phải ta không để tâm, mà bởi ta đã biết cách chữa lành nó thế nào…
Read more"Sài Gòn Thoáng Nhớ" - (Phan Lạc Tiếp)
Sài gòn môt thuở
Tôi bỏ miền Bắc, bỏ quê hương, bỏ Hà Nội vào Nam. Tôi đã thấy gì khi chạm trán với Sài Gòn, rồi sống với Sài Gòn trên 20 năm. Sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975 phải rời Sài Gòn trong tang thương, và bây giờ là 50 năm từ khi tôi đến Sài Gòn và 30 năm xa Sài Gòn, ôi bao nhiêu biến đổi, tang thương nhưng không thiếu những lạ lùng may rủi. Sài Gòn khác xa Hà Nội. Hà Nội nhỏ bé, thơ mộng nên thân quen. Hà Nội lâu đời nên Hà Nội có nhiều di tích. Hà Nội nhỏ bé nên lặng lẽ. Đường xe điện leng keng, chỉ ồn ào ở những con đường chính. Người Hà Nội trong những năm trước khi có cuộc di cư, thường di chuyển bằng xe đạp.
Read moreNỗi Niềm Giữa Đêm (Nguyễn Đại Hoàng)
Nhà ga xe lủa Bremen Đức quốc
Ngày nọ, anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Chị nói ra vẻ bực bội: - Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây? Anh cúi đầu, trả lời lí nhí, hổ thẹn: -- Ừ... thì bán rồi! Vì cũng không cần nó lắm! Chị sầm mặt xuống: - Ông lúc nào cũng vậy! Suốt đời, không ngóc đầu lên được! Hẹn tôi ra đây, có chuyện gì vậy? Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể từ chối anh:
Read moreNgũ Uẩn là gì? (bài số 2) - Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Tóm tắt, đánh giá mức độ đạt đạo của các nhà tu không dễ. Ngay cả trong số Phật tử siêng đi chùa, thuộc mặt biết tên các thầy. Vì các Phật tử có thể bị lóa mắt bởi cái hình thức rực rỡ hào nhoáng bề ngoài chùa to tượng lớn của những tay hành-nghề-tăng-sĩ, diễn xuất dáng điệu chững chạc, đi đứng oai nghi, khiến những người quen nghe không quen nghĩ lũ lượt bước theo (mà người Pháp có mấy chữ mô tả là “những con cừu của Panurge” - les moutons de Panurge), che dù trương lọng, tiếng tụng kinh đọc kệ nghe khoái lỗ tai. Chưa kể những giàn dựng để khoác lác phô trương quyền pháp chữa đủ loại nan y tứ chứng, từ tai biến mạch máu não, bại sụi khập khiễng, tảo giấy giao hợp bất kiên, đến đầu óc bất thường…để thủ lợi do tiền bá tính cúng dường cầu an cầu phúc.
Read moreTU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ? (Góp nhặt đó đây/ Đặng Vũ Thúy Doan)
Có người hỏi vị Tăng sĩ:
- "Ông lúc nào cũng tu tu hành hành. Vậy thông qua tu hành, cuối cùng đạt được cái gì?"
Vị Tăng trả lời:
- "Cái gì cũng không đạt được".
Read more