Có một chuyện quá sức tưởng tượng của con người thường xảy ra tại trại tù Vĩnh Quang Vĩnh Phú, nói ra không ai tin đó là chuyện có thật nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tôi không hề nói dối, cường điệu hay bi thảm hóa vấn đề đâu. Khi tôi kể lại chuyện này, tôi vẫn có đầy đủ các nhân chứng hiện đang sinh sống trên xứ Mỹ này. Đó là chuyện các người tù hình sự (những người dân ở ngoài Bắc can tội cướp của giết người hay các tội hình khác) vì đói quá đã phải ăn cứt. Chư vị có thể nào ngờ được một chuyện như vậy lại xảy ra trong xã hội Cộng Sản không? Chuyện như sau:
Read moreCũng một kiếp người
Hỏng Rồi Tiếng Nước Tôi!!!. (Captovan)
Ngoài những ngôn ngữ kỳ cục của “BK75”, đại loại như: “ấn tượng, bộ phận người, bức xúc, cục bộ, chỉn chu, đạo cụ, khẩn trương, khống chế, mặt bằng, hồ hởi, năng nổ, phản cảm, quá trình, quỹ thời gian, rốt ráo, sự cố, tác nghiệp, tham quan, thân thương, thiếu đói” v.v.. thì nay (2020) ngôn ngữ VC theo chân ôn dịch VC đang làm đảo lộn ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng của chúng ta khiến những ai còn tha thiết với tiếng Việt phải đau lòng, than theo của cụ Tản Đà:
-“Lễ nghĩa thời nay trời thu sạch, đạo đức cương thường đảo ngược ru”.
Read moreNHỮNG BÌNH TRÀ CỦA MẸ (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Bình Trà ngày xưa.
Những đêm buốt giá, gió lê thê,
Tôi nhớ bình trà của mẹ quê.
Trong vòng sương phủ mắt nhòa lệ,
Ảnh hương trà mạn bỗng tràn trề.
Nhà tôi sâu đậm cảnh thanh bần,
Thương con, hôm sớm mẹ tảo tần,
Hừng đông cha vác cày ra ruộng,
Trồng ngọn lúa gầy, nuôi người thân.
Nhà tranh, mái dột, giọt mưa tuôn,
Vách lá, tường xiêu, lạnh gió luồn,
Chăn ấm, ru êm đời con trẻ,
Trầm lặng đêm thâu tiếng mẹ buồn.
Thuốc thang chẳng có, ngày buồn lo,
Suốt đêm con trẻ buốt cơn ho,
Mẹ tôi hái nhánh trà đồng nội,
Pha bình trà ấm, dịu cơn ho.
Chẳng biết trà tươi mang thanh tịnh,
Hay lời êm dịu mẹ an bình,
Cơn ho dai dẳng bỗng lùi bước
Theo tiếng ru hời đậm ân tình.
Ngày tôi lớn mang sầu binh lửa,
Nặng nợ quê hương đất bùn đen,
Đời chinh nhân tuyến đầu khói lửa,
Nhớ vô vàn thanh tịnh trà sen.
Ngày súng đạn, bao mùa giông bão,
Những đêm canh phiên gác ao dào,
Sương rừng núi quyện màu khói biếc,
Ngỡ chung trà tay mẹ mến trao.
Từ thuở xa quê buồn quốc hận,
Một đời viễn xứ lắm phong trần,
Vời vợi tâm tư hình từ mẩu,
Tặng chén trà hương đậm ân cần.
Giờ đây, dâu bể, núi non mòn,
Đếm sóng thời gian, trăng khuyết tròn,
Nhớ dòng sữa ngọt, thương tình mẹ,
Nhớ vị trà hương, ấm lòng con.
Giờ đây, sương khói chốn vô thường,
Thăm thẳm đường đi nẻo tình thương.
Từ những bình trà hương nghi ngút,
Mẹ vẫn rót đầy chén tình thương.
Huỳnh Anh Trần-Schroeder
Vụ Khủng Bố 9/11
Sau khi cái máy bay thứ nhất đã đâm vào Trade World Building thì cái máy bay thứ hai đã vượt qua Tượng Thần Tự Do hướng về Manhattan.
Sáng ngày 11 tháng 9/2001. Tôi vừa ra khỏi bệnh viện Little Company of Mary Hospital Chicago sau một phiên trực gác nhàn nhã, ngủ suốt đêm (như thường lệ). LCMH là một bệnh viện có trách nhiệm huấn luyện các Resident thực tập giải phẫu bù đầu trong các phiên trực. Tôi là bác sĩ giải phẫu của bệnh viện, đáng lẽ trực ở nhà, nhưng được trả tiền qua đêm ở trong bệnh viện, để phòng hờ đỡ tay cho các Resident khi bệnh đông quá họ lo không xuể.
Hôm nay, trời trong xanh nắng vàng với những áng mây trắng hững hờ trôi chầm chậm vì không có gió. Đang lái xe tà tà trên đường 95 ra phía bờ hồ Michigan để lên xa lộ về nhà phía bắc thành phố. Tai ơ hờ theo thói quen nghe bản tin của cái radio trong xe mở thường trực. 9 giờ sáng. Bỗng nghe tin phóng viên nhanh miệng, liến láu tường thuật có chiếc phản lực chở khách bị cướp lái đâm vào World Trade Center với hai chiếc tháp đứng song song ở New York City . Chợt nghĩ đến nhà tôi với tư cách chủ tịch một tổ chức thiện nguyện vô vụ lợi đã lên máy bay từ sáng sớm để dự một buổi họp với tổng thống Bush. Tính nhẩm, tôi yên lòng vì chiếc máy bay đó không ở trong tầm bị đánh cướp. Quả thế, cuộc họp của nhà tôi bị bãi bỏ khi chiếc máy bay gần tới White House bị chuyển sang phi trường Dulles, rồi từ đó những người đi họp được chở về Chicago bằng xe bus.
Chánh Văn Phòng Bạch cung Andrew Card ghé tai tổng thống Bush-con George W Bush lúc đó đang đi thăm một lớp học sinh tiểu học ở Saratosa Florida nói nhỏ “Mỹ quốc bị tấn công”. Phản ứng lại cuộc tấn công này, số tử vong tổng số là khoảng 3,000 người. Tổng Thống Bush-con cho thành lập bộ Nội an (Department of Homeland Security), cải thiện hệ thống an ninh tình báo, và gửi quân sang Afghanistan để tiêu diệt lực lượng Taliban. Cuộc chiến này lan sang cả Iraq và kéo dài tới 2021 mới chấm dứt. với ngót nghét 4,500 lính tử thương, 32,000 lính bị thương và chừng gần 300,000 dân chúng vong mạng. Taliban hiện vẫn là lực lượng nắm quyền tại Afghanistan và tên người thủ lãnh Abdul đã được Donald Trump lôi ra trong cuộc tranh luận với Kamala Harris mới đây để tấn công đảng Dân chủ trong khi đảng Cộng hòa (tổng thống Bush-con) là kẻ mở ra cuộc chiến kéo dài trên hai thập niên. Dù sao thì kỹ nghệ võ khí Mỹ cũng đã thu lợi khá bẫm.
Trần Xuân Ninh (ngày 11 tháng 9/2024)
Read moreNhững Mâu Thuẫn Trớ Trêu Quanh Trái Sầu Riêng (Lâm Phong)
Mùi sầu riêng tuy là thơm đối với một số người nhưng lại rất là “không chịu được” đối một số mũi khác mà tuyệt đại đa số là dân Tây phương và dân ngoài vùng thổ sản.
Tin cũng cho biết rằng mới đây các hành khách đã từ chối không chịu lên một chuyến bay đi Úc vì mùi sầu riêng chở trong hầm hành lý bốc lên.
Read moreGiấc Mơ Trung Hoa. ( Chinese dream)-Trần Mộng Lâm
Người Trung Hoa rất cay cú vì American dream nên họ bầy đặt ra Giấc Mơ Trung Hoa để đối lại, và nếu Hoa Kỳ có United States of America, thì Giấc Mơ Trung Hoa chính là Đại Trung Hoa với lá cờ 5 ngôi sao và có thể hơn nữa trong tương lai đối đầu với lá cờ của U.S.A.
Read moreHôm Nay Ăn Đồ Gì Nhẩy? (Captovan)
Anh tù ngồi xổm sát bên tôi hỏi nhỏ:
-Hôm nay ăn đồ gì nhẩy?
Tôi hiểu ý anh hỏi chiều nay trở về chuồng, mà là chuồng thật thì trại cho tù ăn cái gì? Khoai lang, củ mì, sắn lát phơi khô, bắp răng ngựa hay cơm trộn thóc? Nó mà cho ăn cơm trắng (“cơm tươi”, cơm không độn) là bỏ mẹ! Cơm chỉ được vừa bằng miệng chén đá, “và” một cái là hết, trong khi nếu bắp răng ngựa thì được một chén đầy có ngọn. Cái lợi thế ăn bắp răng ngựa là tù ta có quyền khoan thai nhai từng hạt một, nhai cho tới khi đi ngủ. Còn ăn “cơm tám giò chả” ư! Làm sao mà nhai từng hạt cơm được?
Read moreTime to say goodbye=Đến lúc chia tay (Andrea Bocelli and Sarah Brightman)
TIỄN BIỆT NGƯỜI GÓA PHỤ TRUNG KIÊN. Madam Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ Vũ Văn Lộc)
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và phu nhân
Cô đã giữ trọn đời làm vợ người lính . Từ vợ Trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân Đại tá trong dinh Tỉnh trưởng . Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến , để rồi 30 tháng 4 năm 1975 trở thành vợ người tử tội .
Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn . Dù thăng cấp , dù thắng hay bại , dù sống hay chết , chồng cô vẫn là người anh hùng . Cô mãi mãi vẫn là người vợ lính . Anh lính đầu đời chinh phu của cô , lúc lấy nhau đeo lon Trung sĩ và khi ra đi đeo lon Đại tá . Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính . Chồng của cô là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn .
Read moreKhông Phải Mọi Người Bắc Đều Giống Nhau (Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng)
Một người lớn tuổi sinh trưởng ở trong Nam đã phát biểu những nhận xét của mình sau khi đã tiếp xúc với 3 loại người Bắc
· Nhóm thứ nhất: Coolies của Pháp nói theo lối it học.
· Nhóm thứ hai: di cư năm 1954, ăn nói văn hoa.
· Nhóm thứ ba: xâm lăng năm 1975, nói năng hạ cấp, đối xử thô bạo
Mặc dầu cùng một phần đất đã sinh ra họ, nhưng sự trau đồi kiến thức, trình độ giáo dục, văn hoá, chính trị, đạo đức, phong thái và tài sản đã xác định rằng:
“KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU,,”
Read moreTÌNH YÊU hay NGƯỜI YÊU RẮC RỐI- Nguyễn Đình Liên
....Nhưng mãi đến hơn hai chục năm sau, tình cờ, tôi mới có dịp gặp lại người bạn cũ này.
Đó là một đêm Giao Thừa âm lịch tại thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah.
Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Trong một căn chung cư ẩm thấp nghèo nàn ở vùng
North Salt Lake. Ngồi trước mặt tôi là một người đàn ông ốm yếu, đầu tóc bạc
trắng, nhìn tôi qua cặp mắt ủ rủ, chính là hắn.
Tôi hỏi hắn:
Chuyện gì đã xảy ra? ông có nhớ tôi đã từng nói với ông là hãy sống hạnh phúc với Hạ và hãy biết quý trọng tấm lòng cao thượng của nàng.
Hắn nhìn tôi, với ánh mắt sáng lên chút diễu cợt, rồi biến mất, chỉ còn hai bên khóe
mắt của hắn tôi nhìn thấy những vết hằn buồn rầu ai oán.
Read moreChữ Hiếu Và Người Già Trong Xã Hội Đông Phương. (Bác Sĩ Hồ Văn Hiền)
Chuyện này nhắc nhở người trẻ hãy nhớ đến bậc sinh thành của mình. Người già cũng nên nhớ xếp lại chuyện cũ, quên bớt những hiềm khích nhỏ nhặt với con cháu, dẹp bớt tự ái, dùng email, facetime, ‘Viber’ hay ‘Zalo’, rộng mở vòng tay "welcome" chúng trở về.
Read moreCon Gái Rượu ( Vũ Thế Thành)
… Bỗng nhiên ông đứng dậy, lảo đảo, một tay vịn mép bàn, và hát:
“Ngày mai lênh đênh trên sông Hương
Theo gió mơ hồ hồn về đâu?
Sóng sầu dâng theo bao năm tháng
Ngóng về đường lối cũ tìm em…”.........
Ông hát không cần người nghe, hát cho chính ông, hát để trang trải nỗi lòng. Rồi ông thẳng người lên:
“Thương em thì thương rất nhiều
mà duyên kiếp lỡ làng rồi
Xa em, lòng anh muốn nói…”.
Read moreTại Sao Thích Ăn Phở? (BS. Phan Giang Sang)
Phở bỏ xa cái hương vị cổ truyền Việt Nam, là món chả giò, gỏi cuốn trong những năm đầu của người Việt hải ngoại. Tại sao phở trở nên ăn khách, thịnh hành, đặt lên trên tất cả món ngon tuyệt vời của người Việt khắp nơi trên thế giới? Mùi thơm ngon ngây ngất của tô phở như bóng dáng yêu kiều của người phụ nữ Việt Nam.
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRONG TIỆC TẤT NIÊN ( Huỳnh Văn Phú)
Nhìn nét mặt của nàng cùng với giọng cười rất tự nhiên, Nam chợt nhận ra cái tính chất rất ”thiếu nữ” ở người con gái đã dâng trọn đời mình cho Chúa. Chiếc áo dòng đen nàng mặc trên người kia, Nam đã nghĩ rằng, giá nàng cởi bỏ chiếc áo ấy ra, nàng có thể dẫm lên hàng trăm quả tim của những thằng đàn ông mà bước. Và chàng chắc chắn rằng với cái nhan sắc ấy, sự diụ dàng và thông minh cùng học vấn ấy, nếu sống cuộc đời của một người bình thường, nàng sẽ có một hạnh phúc vươn lên cao hơn nhiều so với những thiếu nữ cùng trình độ khác. Nhưng nàng đã chọn con đường đi riêng của nàng, con đường hy sinh cao cả với một niềm tin vô biên mà một kẻ ”ngoại đạo” như Nam, không tài nào hiểu nổi.
Read moreNHỚ VỀ ĐÔNG TIẾN (Tuệ Vân)
Có những nỗi nhớ sẽ nguôi ngoai theo thời gian, nhưng có những ký ức sẽ không bao giờ mất đi trong lòng người. Những ký ức đó chắc hẳn là những ký ức trong sáng đủ cho lòng người có lại những xúc cảm, bồi hồi, hạnh phúc khi nhớ về.
Read moreLÁ THƯ CUỐI CÙNG (Kính tặng đến những bậc Cha Mẹ bất hạnh)- Du Tử
Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.
Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mủi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao.
Read moreKhí Cốt Quên Mình -Trần Xuân Dũng-
Do không còn được Hoa Kỳ viện trợ súng đạn kể từ 27-1-1973, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đẩy dần vào cái thế không thể nào tự vệ được nữa trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt
Tháng 3-1975 Miền Trung mất dần, rồi đến miền Nam.
Xin mời đọc giả xem phong thái tiêu biểu của một số Y Sĩ trong những ngày đó, tại một số đơn vị.
Read moreLá Thư Của Nhà Văn Xuân Vũ ( Hồi Chánh Viên) Gởi Cho Một Nữ “Dũng sĩ” Đất Củ Chi
Bọn Cộng Sản đã bày trò bịp thế gian một lần nữa, sau vụ “đường mòn xương trắng” và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.
Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo còn tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964)?
Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xã cách Sài Gòn hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài gòn cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta.
Read more